Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020
Cụ thể, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,77% lên trên mốc 110 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent giao tháng 8 "neo" ở mức 111,3 USD/thùng.
Nguồn cung dầu thế giới thắt chặt hơn đã đẩy giá dầu hôm nay leo dốc trở lại. Trong tháng 5, Libya chỉ sản xuất được khoảng 600.000 thùng/ngày thay vì 1,2 triệu thùng/ngày như thường lệ.
Đáng lo ngại hơn, hiện tại, nước Bắc Phi này chỉ sản xuất được 100.000 thùng dầu/ngày do hầu hết các mỏ dầu của nước này buộc phải ngừng hoạt động vì bất ổn chính trị gia tăng.
Ngoài Libya, nhiều thành viên khác của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) đã và đang không thể đáp ứng được hạn ngạch sản xuất của mình.
Ngoài ra, việc Mỹ công bố một loạt các lệnh trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu dầu của Iran cũng tạo áp lực không nhỏ đối với nguồn cung dầu, qua đó hỗ trợ giá dầu thô đi lên.
Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu hôm nay cũng bị kiềm chế đáng kể bởi đồng USD leo cao, đặc biệt là cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế của nền kinh tế Mỹ.
Trong nước, theo quy định, ngày mai 21.6 tới kỳ điều hành giá xăng dầu.
Theo các chuyên gia, giá xăng có thể tăng mức tương ứng khoảng 350 - 450 đồng/lít; còn dầu diesel tiếp tục tăng mạnh 900 đồng/lít. Nếu cơ quan quản lý chi quỹ bình ổn, giá các mặt hàng này có thể tăng ít hơn, hoặc giá xăng có thể đứng yên.
Như vậy, nếu đúng dự đoán, xăng có lần thứ 7 tăng liên tiếp trong năm nay và vượt mốc 33.000 đồng/lít, tiếp tục lập đỉnh mới.
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 20.6 cụ thể như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 31.117 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 32.375 đồng/lít; dầu diesel không quá 29.020 đồng/lít; dầu hỏa không quá 27.839 đồng/lít và dầu mazut không quá 20.357 đồng/kg.
Theo Nguyễn Thúy (Báo Lao động)