Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020
Tên kiến nghị: Xem xét lại việc lô thép silic kỹ thuật điện do công ty ECO nhập khẩu theo Tờ khai hải quan số 101080058700/A11 ngày 14/10/2016
Tình trạng: Phản hồi chưa đầy đủ
Đơn vị kiến nghị: Công ty CP ECO Việt Nam (Lô II.8.1, khu công nghiệp Khai Sơn, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh)
Công văn: 1625/PTM - VP, Ngày: 17/07/2019
Nội dung kiến nghị:
Công ty ECO có lô thép silic kỹ thuật điện (được dùng cho sản xuất lõi thép từ tính của động cơ điện) do Công ty ECO đã nhập khẩu theo Tờ khai hải quan số 101080058700/A11 ngày 14/10/2016: Thép tấm mỏng kỹ thuật điện dạng cuộn, cán nguội, không định hướng, có chiều rộng 600mm trở lên, kích thước: 0.5x1200xC, mác 50W1300 sản xuất theo tiêu chuẩn GB/T 2521-2008, tương đương với mác thép 50A1300 tiêu chuẩn JIS C2552:2000, tổng khối lượng hàng nhập: 313.030 KGM, đã được xuất dùng 100% cho sản xuất lõi thép từ tính của động cơ điện (sau đây gọi tắt là Lô thép nhập khẩu). Song, từ tháng 02 năm 2017 cho đến nay thì Lô thép nhập khẩu vẫn chưa thể hoàn thành xong thủ tục hải quan. Trải qua hơn hai (02) năm đã qua, Công ty ECO đã phải rất vất vả và đôn đáo chạy khắp nơi để giải trình và kiến nghị các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, …- Bộ Khoa học và Công nghệ; Cục Phòng vệ Thương mại, Cục Công nghiệp, Vụ Khoa học và Công nghệ, …- Bộ Công Thương; Cục Thuế Xuất nhập khẩu, Cục Kiểm định Hải quan, Cục Hải quan Hải Phòng, … - Tổng cục Hải quan; Các hiệp hội chuyên ngành: Hiệp hội thép Việt Nam, …về bản chất (đặc tính của hàng hóa) và mục đích sử dụng của Lô thép nhập khẩu nêu trên. Trên cơ sở đó, Cục Phòng vệ thương mại (Cục PVTM) đã ban hành Công văn số 275/PVTM-P1 ngày 14/12/2017, Công văn số 556/PVTM-P1 ngày 28/6/2018, Công văn số 804/PVTM-P1 ngày 13/9/2018 và Công văn số 136/PVTM-P1 ngày 25/02/2019 V/v vướng mắc về xác định hàng hóa bị áp dụng thuế CBPG theo Quyết định số 1105/QĐ-BCT và Thông báo kèm theo. Tuy nhiên, vụ việc vẫn chưa được các cơ quan thẩm quyền giải quyết dứt điểm.
Công ty ECO đề nghị các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm một số vấn đề dưới đây:
- Thứ nhất: Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Công thương và các Cơ quan có thẩm quyền khác xem xét, ra văn bản xác nhận tính xác thực và chuẩn xác của công nghệ xử lý cơ nhiệt đã được áp dụng cho sản xuất Lô thép nhập khẩu.
- Thứ hai: Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Tư pháp và các Cơ quan có thẩm quyền khác xem xét và ra văn bản chấp nhận ý kiến giải trình Lô thép nhập khẩu trên đã hội đủ các thông số kỹ thuật điện từ cơ bản của thép tấm mỏng kỹ thuật điện theo theo Tiêu chuẩn GB/T 2521-2008 và hoàn toàn phù hợp với Tiêu chuẩn thép tấm mỏng kỹ thuật điện của Việt Nam (TCVN 3599-1981).
- Thứ ba: Đề nghị Hiệp hội Thép Việt Nam và các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xem xét, tư vấn và đưa ra ý kiến trợ giúp Công ty ECO tiếp tục giải trình làm rõ về Hồ sơ hợp đồng của Lô thép nhập khẩu (đặc biệt là đối với quyền áp dụng pháp luật - Tiêu chuẩn thép kỹ thuật điện của nước ngoài trong giao dịch thương mại quốc tế và quyền tự đánh giá sự phù hợp và cam kết chất lượng hàng hóa nhập khẩu của Doanh nghiệp, …) và chứng minh làm rõ Lô thép nhập khẩu đúng là mặt hàng thép tấm kỹ thuật điện, là mặt hàng không phải chịu thuế chống bán phá giá và cũng không phải chịu thuế nhập khẩu theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật.
Đơn vị phản hồi: Bộ Công Thương; Bộ Khoa học và Công nghệ
Công văn: 2215/TĐC - HCHQ, Ngày: 25/07/2019
Nội dung trả lời:
1. Theo quy định hiện hành, việc khai báo và áp mã HS đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là trách nhiệm của doanh nghiệp và cơ quan hải quan.
Tại thời điểm Công ty nhập khẩu lô thép (Tờ khai hải quan số 101080058700/A11 ngày 14/10/2016), việc áp mã HS hàng hóa thực hiện theo Phụ luc I ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 của Bô Tài
2. về quy định về quản lý chất lượng đối với thép:
Tại thời điểm Công ty nhập khẩu lô thép (Tờ khai hải quan số 101080058700/A11 ngày 14/10/2016), việc quản lý chất lượng đối với thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thượng và Bộ Khoa hoc và Công nghệ qựy định về quàn lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu, với nội dung nhập khẩu thép. Vì vậy, theo quy định, lô thép Công ty nhập khẩu ứieo Tờ khai hải quan số 101080058700/A11 ngày 14/10/2016 phải áp dụng các quy định quản lý của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN. Do trong tài liệu đính kèm công văn số 0511/CV-ECO/2019 ngày 29/5/2019 của Quý Công ty không có hồ sơ liên quan đến kết quả đánh giá sự phù hợp lô thép nhập khẩu theo tiêu chuẩn Công ty công bố áp dụng, nên Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng không có căn cứ kỹ thuật để có ý kiến trao đổi xử lý tháo gỡ khó khăn cho Công ty.
Bên cạnh đó, thực hiện quy định của pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt nam, ngày 01/9/2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3584/QĐ-ẸCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép mạ (còn gọi là tôn mạ) nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, Quyết định số 3584/QĐ-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/9/2016. Theo đó, các sản phẩm thép mạ nhập khẩu, có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung hoa (bao gồm cả Hồng Kông) và Hàn Quốc, có mã HS của hàng hóa được quy định tại điều 1 quyết định số 3584/QĐ-BCT phải áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời theo quyết định số 3584/QĐ-BCT.
Liên quan đến nội dung này, ngày 06/10/2017, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lưòng Chất lượng đã có công văn số 2525/TĐC-HCHQ gửi Công ty.
Theo công văn số 0511/CV-ECO/2019 ngày 29/5/2019 cùa Công ty tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho rằng: vướng mắc của lô thép Công ty nhập khẩu (theo Tờ khai hải quan số 101080058700/Al 1 ngày 14/10/2016) là việc định danh tên hàng hóa là thép tấm mỏng kỹ thuật điện hay là thép cacbon cán phẳng ở dạng cuộn và không phải dạng cuộn, chứa hàm lượng cabon dưới 0,60% tính theo trọng lượng, có tráng, mạ hay phủ kim loại chống gỉ như kẽm hoặc nhôm hoặc các họp kim gốc sắt theo tất cả các phương pháp phủ kẽm hợp kim gốc sắt, bất kể độ dày và chiều rộng (thép thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định số 3584/QĐ-BCT ngày 01/9/2016 cúa Bộ Công Thương), để áp mã HS tương ứng.
Để giải quyết vấn đề này, theo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan, bên cạnh việc cung cấp bổ sung đầy đủ các hồ sơ, tài liệu về tiêu chuẩn công bổ áp dụng cũng như kết quả đánh giá sự phù hợp vê chất lượng lô thép nhập khẩu theo quy định tại thời điểm nhập khẩu, Công ty cần chủ động trao đổi, đề xuất với Bộ Công Thương (Cơ quan ban hành Quyêt định số 3584/QĐ-BCT; chỉ định tổ chức thử nghiệm xác định chất lượng thép, thừa nhận kết quả thử nghiệm thép mỏng kỹ thuật điện của tổ chức thử nghiệm tại nước xuất khẩu), Cơ quan hải quan (Cơ quan kiểm tra, phân tích phân loại và áp mã HS đối vói hàng hóa nhập khẩu) để thống nhất lựa chọn và áp dụng một phương pháp phân loại cụ thể với hàng hóa Công ty kê khai là thép tắm mỏng kỹ thuật điện. Sau đó, căn cứ vào kết quả thử nghiệm của mẫu điển hình (được lấy đại diện từ lô thép nhập khẩu), kết quả đánh giá sự phù hợp thép nhập khẩu theo tiêu chuẩn công bố áp dụng (được cung cấp bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký hoạt động và được cơ quan quản lý có thẩm quyền chỉ định hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật (theo quy định của pháp luật tại thời điểm hàng hóa nhập khẩu)), tham khảo nội dung công văn số 44/2019/HHTVN ngày 9/7/2019 của Hiệp hội Thép Việt Nam, các bên liên quan dùng làm căn cứ kỹ thuật cho việc định danh tên hàng hóa và áp mã HS tương ứng.