Theo Vinalines, việc thoái vốn này nằm trong kế hoạch thoái vốn toàn bộ tại 3 doanh nghiệp thành viên của Vinalines trong năm 2019, gồm: Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Tín Nghĩa (thoái vốn toàn bộ 1,15% cổ phần); Công ty Cổ phần Hợp tác lao động với nước ngoài (thoái vốn toàn bộ 24,9% cổ phần); Công ty Cổ phần Vận tải biển Hải Âu (thoái vốn toàn bộ 26,46% cổ phần).
Được biết, từ khi bắt đầu tái cơ cấu (năm 2013) đến nay, Vinalines đã thực hiện thoái vốn tại 38 doanh nghiệp (từ 73 doanh nghiệp xuống còn 35). Đặc biệt, vốn đầu tư tại các doanh nghiệp kinh doanh ngoài ngành như: Ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản… đã được Vinalines thoái toàn bộ để tập trung vào phát triển nghề kinh doanh chính là: Khai thác cảng biển, vận tải biển và dịch vụ hàng hải.
Năm 2019, Vinalines cũng triển khai thoái vốn giảm tỉ lệ sở hữu tại 2 doanh nghiệp là: Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam (thoái vốn từ 51% xuống 49%, tương đương giảm 2,8 triệu cổ phần) và Công ty Cổ phần Vận tải biển Vinaship (thoái vốn từ 51% xuống 36%, tương đương giảm 3 triệu cổ phần).
Đại diện Vinalines khẳng định việc thoái vốn tại doanh nghiệp thành viên kinh doanh kém hiệu quả đã giảm tổng số nợ phải trả của toàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam từ hơn 67.500 tỉ đồng (trước thời điểm tái cơ cấu) xuống còn hơn 17.200 tỉ đồng (tính đến tháng 6.2019).