Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

về quy định kiểm tra thực tế các lô hàng quá cảnh và xử lý vi phạm hành chính các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng hóa quá cảnh của các cơ quan Hải quan. 1. Cho phép hàng hóa quá cảnh còn nguyên niêm phong hải quan sẽ được miễn kiểm tra thực tế. Cơ quan Hải quan sẽ chỉ tiến hành kiểm tra thực tế trong trường hợp có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa quá cảnh có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan. 2. Chỉ đạo dừng xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa quá cảnh liên quan đến hành vi “Quá cảnh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu” quy định tại Điều 12.1 (a) của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 và hành vi “Không khai về tên hàng hóa, số lượng hàng hóa quá cảnh” quy định tại Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 được sửa đổi bởi Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 nếu hàng hóa quá cảnh còn nguyên niêm phong hải quan. 3. Chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp với Hải quan cửa khẩu của các nước láng giềng để có cơ chế xử lý hành vi vi phạm hành chính đối với những hành vi nêu trên của chủ hàng nước ngoài. 4. Cho phép áp dụng và ban hành quy trình thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh theo mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” đối với tất cả các cửa khẩu. 5. Ban hành văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bãi bỏ các nội dung không phù hợp quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành. Cụ thể như sau: a) Ban hành các tiêu chí cụ thể, rõ ràng để xác định “dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan” làm tiêu chí kiểm tra thực tế hàng hóa quá cảnh. b) Bãi bỏ nội dung “kể cả quá cảnh” đề cập trong Điều 12.1 (a) của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013, vì: (i) Hàng hóa quá cảnh bị niêm phong, không tiêu thụ trên thị trường Việt Nam, chịu sự giám sát hải quan và phải tuân thủ theo thời gian quá cảnh, tuyến đường quá cảnh; (ii) Hàng hóa quá cảnh không tiêu thụ trên thị trường Việt Nam nên không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam. 6. Nâng cấp điều kiện cơ sở vật chất hiện đại cho các cửa khẩu đảm bảo đầy đủ kho bãi, mái che, công nhân, xe nâng… giống như Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cũng như trang bị cho các Cơ quan Hải quan cửa khẩu thiết bị công nghệ hiện đại để hỗ trợ việc kiểm tra thực tế hàng hóa. Điều này sẽ giúp các Cơ quan Hải quan cửa khẩu hạn chế việc tháo gỡ niêm phong container, kiểm tra thực tế hàng hóa quá cảnh bằng phương pháp thủ công và trực tiếp, cũng như kéo dài thời hạn kiểm tra. 7. Do việc kiểm tra phát sinh rất nhiều chi phí nhưng các Doanh nghiệp quá cảnh không thể yêu cầu khách hàng nước ngoài thanh toán, nên đề nghị Chính phủ, các Cơ quan quản lý Nhà nước cho phép chia sẻ và hỗ trợ chi phí phát sinh (kho bãi, bốc dỡ, lưu xe…) đặc biệt là trong các trường hợp kiểm tra thực tế không phát hiện ra vi phạm.

Thứ sáu, 18-12-2020 | 15:10:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: về quy định kiểm tra thực tế các lô hàng quá cảnh và xử lý vi phạm hành chính các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng hóa quá cảnh của các cơ quan Hải quan. 1. Cho phép hàng hóa quá cảnh còn nguyên niêm phong hải quan sẽ được miễn kiểm tra thực tế. Cơ quan Hải quan sẽ chỉ tiến hành kiểm tra thực tế trong trường hợp có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa quá cảnh có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan. 2. Chỉ đạo dừng xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa quá cảnh liên quan đến hành vi “Quá cảnh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu” quy định tại Điều 12.1 (a) của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 và hành vi “Không khai về tên hàng hóa, số lượng hàng hóa quá cảnh” quy định tại Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 được sửa đổi bởi Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 nếu hàng hóa quá cảnh còn nguyên niêm phong hải quan. 3. Chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp với Hải quan cửa khẩu của các nước láng giềng để có cơ chế xử lý hành vi vi phạm hành chính đối với những hành vi nêu trên của chủ hàng nước ngoài. 4. Cho phép áp dụng và ban hành quy trình thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh theo mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” đối với tất cả các cửa khẩu. 5. Ban hành văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bãi bỏ các nội dung không phù hợp quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành. Cụ thể như sau: a) Ban hành các tiêu chí cụ thể, rõ ràng để xác định “dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan” làm tiêu chí kiểm tra thực tế hàng hóa quá cảnh. b) Bãi bỏ nội dung “kể cả quá cảnh” đề cập trong Điều 12.1 (a) của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013, vì: (i) Hàng hóa quá cảnh bị niêm phong, không tiêu thụ trên thị trường Việt Nam, chịu sự giám sát hải quan và phải tuân thủ theo thời gian quá cảnh, tuyến đường quá cảnh; (ii) Hàng hóa quá cảnh không tiêu thụ trên thị trường Việt Nam nên không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam. 6. Nâng cấp điều kiện cơ sở vật chất hiện đại cho các cửa khẩu đảm bảo đầy đủ kho bãi, mái che, công nhân, xe nâng… giống như Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cũng như trang bị cho các Cơ quan Hải quan cửa khẩu thiết bị công nghệ hiện đại để hỗ trợ việc kiểm tra thực tế hàng hóa. Điều này sẽ giúp các Cơ quan Hải quan cửa khẩu hạn chế việc tháo gỡ niêm phong container, kiểm tra thực tế hàng hóa quá cảnh bằng phương pháp thủ công và trực tiếp, cũng như kéo dài thời hạn kiểm tra. 7. Do việc kiểm tra phát sinh rất nhiều chi phí nhưng các Doanh nghiệp quá cảnh không thể yêu cầu khách hàng nước ngoài thanh toán, nên đề nghị Chính phủ, các Cơ quan quản lý Nhà nước cho phép chia sẻ và hỗ trợ chi phí phát sinh (kho bãi, bốc dỡ, lưu xe…) đặc biệt là trong các trường hợp kiểm tra thực tế không phát hiện ra vi phạm.

Tình trạng: Chưa phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội kinh doanh hàng hóa quá cảnh Việt nam - ASEAN tỉnh Lạng Sơn

Công văn: 2374/PTM - KHTH, Ngày: 16/12/2020

Nội dung kiến nghị:

- Theo Hiệp hội kinh doanh hàng hóa quá cảnh VN-ASEAN tỉnh Lạng Sơn: Hàng hóa thường bị mất, bị lấy trộm do thiếu nhân lực giám sát và thiếu cơ sở hạ tầng tại một số cửa khẩu, hoặc hàng hóa sau khi kiểm tra bị hỏng, bao bì không còn nguyên vẹn. Sau khi kiểm tra xong, hàng hóa xếp lại lên container bị thừa dẫn đến việc Hải quan Lào, Campuchia, Thái Lan nghi ngờ các Doanh nghiệp quá cảnh buôn lậu và đã chịu xử lý vi phạm với chi phí lớn.

  1. Kể từ tháng 7 năm 2018 đến nay, Cơ quan Hải quan đã kiểm tra các lô hàng quá cảnh của các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội kinh doanh hàng hóa quá cảnh Việt nam - ASEAN tỉnh Lạng Sơn (Doanh nghiệp quá cảnh). Qua tìm hiểu, việc dừng để kiểm tra tất cả các lô hàng của doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa quá cảnh doanh nghiệp quá cảnh là thực hiện theo yêu cầu của Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan.
  2. Điều bất thường là việc kiểm tra được tiến hành ngay sau khi Doanh nghiệp quá cảnh vừa nhận hàng từ phương tiện vận tải của chủ hàng nước ngoài chuyển qua phương tiện vận tải của Doanh nghiệp quá cảnh trong khu vực giám sát của Hải quan cửa khẩu có sự chứng kiến, giám sát của các cán bộ hải quan cửa khẩu. Hàng hóa sau khi chuyển qua phương tiện của doanh nghiệp quá cảnh cũng được kẹp chì niêm phong của Cơ quan Hải quan cửa khẩu.
  3. Sau khi kiểm tra thực tế, có container bị phát hiện vi phạm nhưng cũng có nhiều container không phát hiện có vi phạm. Chủ yếu có hai hành vi vi phạm hành chính mà Cơ quan Hải quan ra quyết định xử phạt:
  4. a) Không khai về tên hàng hóa, số lượng hàng hóa quá cảnh theo quy định tại Điều 7.1 (b) của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số

45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016).

  1. b) Quá cảnh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu theo Điều 12.1 (a) của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
  2. Khi tiến hành kiểm tra, các container chứa hàng phải bị dỡ niêm phong và Cơ quan Hải quan đã kiểm tra bằng phương thức thủ công trực tiếp mà không sử dụng thiết bị công nghệ, máy móc soi chiếu cho nên thời gian kiểm tra bị kéo dài nhiều ngày.

5.Hiệp hội được biết hiện nay Trung Quốc đang khuyến khích hàng hóa chuyển đi theo tuyến Vân Nam – Poten – Viên Chăn – Băng Cốc bằng việc áp dụng rất chặt chẽ hàng rào phi thuế quan tại Quảng Tây - Việt Nam cũng như áp dụng các biện pháp kỹ thuật (hỏng cân, hỏng mạng soi, hỏng mạng hải quan liên tiếp…) để làm hàng hóa luôn luôn bị tắc nghẽn. Tất cả các khách hàng đã và đang nghiên cứu tuyến hai Đông Nam Á và một số khách hàng đã chuyển đi đường biển vào Băng Cốc để đi tiếp sang Malaysia – Singapore.

 - Hiệp hội kinh doanh hàng hóa quá cảnh Việt nam - ASEAN tỉnh Lạng Sơn và các Doanh nghiệp quá cảnh cho rằng việc kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính nêu trên của các Cơ quan Hải quan đã làm mất uy tín của Hiệp hội, các Doanh nghiệp quá cảnh tại Việt Nam nói riêng cũng như làm hạn chế sự phát triển của ngành Logistic còn non trẻ của Việt Nam nói chung. Uy tín của Cơ quan Hải quan Việt Nam trong Khối Đông Nam Á cũng bị giảm sút nghiêm trọng.

Ngoài ra, các Doanh nghiệp quá cảnh đã phải chịu sức ép rất lớn từ phía các chủ hàng nước ngoài. Nhiều chủ hàng đã không trả tiền thuê vận chuyển cho Doanh nghiệp quá cảnh, yêu cầu Doanh nghiệp quá cảnh trả tiền phạt, bồi thường thiệt hại và yêu cầu chuyển tuyến đường vận chuyển mà không quá cảnh qua Việt Nam. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì nhiều doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội kinh doanh hàng hóa quá cảnh Việt nam - ASEAN tỉnh Lạng Sơn sẽ bị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng và có nguy cơ bị phá sản.


Đơn vị phản hồi: Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan

Công văn: , Ngày:

Nội dung trả lời:

Ý kiến bạn đọc (0)