Gửi email bài viết: về quy định kiểm tra thực tế các lô hàng quá cảnh và xử lý vi phạm hành chính các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng hóa quá cảnh của các cơ quan Hải quan. 1. Cho phép hàng hóa quá cảnh còn nguyên niêm phong hải quan sẽ được miễn kiểm tra thực tế. Cơ quan Hải quan sẽ chỉ tiến hành kiểm tra thực tế trong trường hợp có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa quá cảnh có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan. 2. Chỉ đạo dừng xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa quá cảnh liên quan đến hành vi “Quá cảnh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu” quy định tại Điều 12.1 (a) của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 và hành vi “Không khai về tên hàng hóa, số lượng hàng hóa quá cảnh” quy định tại Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 được sửa đổi bởi Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 nếu hàng hóa quá cảnh còn nguyên niêm phong hải quan. 3. Chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp với Hải quan cửa khẩu của các nước láng giềng để có cơ chế xử lý hành vi vi phạm hành chính đối với những hành vi nêu trên của chủ hàng nước ngoài. 4. Cho phép áp dụng và ban hành quy trình thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh theo mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” đối với tất cả các cửa khẩu. 5. Ban hành văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bãi bỏ các nội dung không phù hợp quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành. Cụ thể như sau: a) Ban hành các tiêu chí cụ thể, rõ ràng để xác định “dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan” làm tiêu chí kiểm tra thực tế hàng hóa quá cảnh. b) Bãi bỏ nội dung “kể cả quá cảnh” đề cập trong Điều 12.1 (a) của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013, vì: (i) Hàng hóa quá cảnh bị niêm phong, không tiêu thụ trên thị trường Việt Nam, chịu sự giám sát hải quan và phải tuân thủ theo thời gian quá cảnh, tuyến đường quá cảnh; (ii) Hàng hóa quá cảnh không tiêu thụ trên thị trường Việt Nam nên không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam. 6. Nâng cấp điều kiện cơ sở vật chất hiện đại cho các cửa khẩu đảm bảo đầy đủ kho bãi, mái che, công nhân, xe nâng… giống như Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cũng như trang bị cho các Cơ quan Hải quan cửa khẩu thiết bị công nghệ hiện đại để hỗ trợ việc kiểm tra thực tế hàng hóa. Điều này sẽ giúp các Cơ quan Hải quan cửa khẩu hạn chế việc tháo gỡ niêm phong container, kiểm tra thực tế hàng hóa quá cảnh bằng phương pháp thủ công và trực tiếp, cũng như kéo dài thời hạn kiểm tra. 7. Do việc kiểm tra phát sinh rất nhiều chi phí nhưng các Doanh nghiệp quá cảnh không thể yêu cầu khách hàng nước ngoài thanh toán, nên đề nghị Chính phủ, các Cơ quan quản lý Nhà nước cho phép chia sẻ và hỗ trợ chi phí phát sinh (kho bãi, bốc dỡ, lưu xe…) đặc biệt là trong các trường hợp kiểm tra thực tế không phát hiện ra vi phạm.