Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Từ ngày
Đến ngày
Nội dung kiến nghị Đơn vị kiến nghị Công văn / ngày tháng Đơn vị phản hồi Công văn / ngày tháng Tình trạng
về quy định kiểm tra thực tế các lô hàng quá cảnh và xử lý vi phạm hành chính các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng hóa quá cảnh của các cơ quan Hải quan. 1. Cho phép hàng hóa quá cảnh còn nguyên niêm phong hải quan sẽ được miễn kiểm tra thực tế. Cơ quan Hải quan sẽ chỉ tiến hành kiểm tra thực tế trong trường hợp có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa quá cảnh có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan. 2. Chỉ đạo dừng xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa quá cảnh liên quan đến hành vi “Quá cảnh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu” quy định tại Điều 12.1 (a) của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 và hành vi “Không khai về tên hàng hóa, số lượng hàng hóa quá cảnh” quy định tại Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 được sửa đổi bởi Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 nếu hàng hóa quá cảnh còn nguyên niêm phong hải quan. 3. Chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp với Hải quan cửa khẩu của các nước láng giềng để có cơ chế xử lý hành vi vi phạm hành chính đối với những hành vi nêu trên của chủ hàng nước ngoài. 4. Cho phép áp dụng và ban hành quy trình thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh theo mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” đối với tất cả các cửa khẩu. 5. Ban hành văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bãi bỏ các nội dung không phù hợp quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành. Cụ thể như sau: a) Ban hành các tiêu chí cụ thể, rõ ràng để xác định “dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan” làm tiêu chí kiểm tra thực tế hàng hóa quá cảnh. b) Bãi bỏ nội dung “kể cả quá cảnh” đề cập trong Điều 12.1 (a) của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013, vì: (i) Hàng hóa quá cảnh bị niêm phong, không tiêu thụ trên thị trường Việt Nam, chịu sự giám sát hải quan và phải tuân thủ theo thời gian quá cảnh, tuyến đường quá cảnh; (ii) Hàng hóa quá cảnh không tiêu thụ trên thị trường Việt Nam nên không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam. 6. Nâng cấp điều kiện cơ sở vật chất hiện đại cho các cửa khẩu đảm bảo đầy đủ kho bãi, mái che, công nhân, xe nâng… giống như Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cũng như trang bị cho các Cơ quan Hải quan cửa khẩu thiết bị công nghệ hiện đại để hỗ trợ việc kiểm tra thực tế hàng hóa. Điều này sẽ giúp các Cơ quan Hải quan cửa khẩu hạn chế việc tháo gỡ niêm phong container, kiểm tra thực tế hàng hóa quá cảnh bằng phương pháp thủ công và trực tiếp, cũng như kéo dài thời hạn kiểm tra. 7. Do việc kiểm tra phát sinh rất nhiều chi phí nhưng các Doanh nghiệp quá cảnh không thể yêu cầu khách hàng nước ngoài thanh toán, nên đề nghị Chính phủ, các Cơ quan quản lý Nhà nước cho phép chia sẻ và hỗ trợ chi phí phát sinh (kho bãi, bốc dỡ, lưu xe…) đặc biệt là trong các trường hợp kiểm tra thực tế không phát hiện ra vi phạm. Hiệp hội kinh doanh hàng hóa quá cảnh Việt nam - ASEAN tỉnh Lạng Sơn

2374/PTM - KHTH

16/12/2020

Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan

Chưa phản hồi
Xem xét lại việc phân loại mặt hàng “Thực phẩm bổ sung Alaska Deep Sea Fish oil Omega 3,6,9” phù hợp với thông lệ quốc tế: -Tại nước sản xuất và tại các nước ASEAN khác, mặt hàng này được phân loại vào nhóm 2106.09. -Tổ chức Hải quan thế giới đưa ra 02 khuyến cáo khác nhau (nhóm 1517 và 2106) về phân loại mặt hàng này Đề nghị Tổng cục Hải quan tham khảo thêm về việc phân loại mặt hàng này tại các nước ASEAN để có thể cùng áp dụng một mã HS như các nước ASEAN trong khu vực. Đề nghị Tổng cục Hải quan xét đến các yếu tố khách quan đã nêu ở trên để xác định lại thời điểm ấn định thuế cho mặt hàng “Thực phẩm bổ sung Alaska Deep Sea Fish oil Omega 3,6,9’ đối với Công ty Polvita. Công ty cổ phần thương mại Polvita

2374/PTM - KHTH

16/12/2020

Bộ Tài chính; Tổng cục Hải quan

Chưa phản hồi
Đề nghị Đài tiếng nói VN thanh toán công nợ tồn đọng cho công ty TNHH Tập đoàn xây dựng Delta Công ty TNHH Tập đoàn xây dựng Delta

2374/PTM - KHTH

16/12/2020

Bộ Thông tin truyền thông, Đài Tiếng nói VN, Đài truyền hình KTS VTC, Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện

Chưa phản hồi
Kiến nghị về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và yêu cầu sửa đổi các quy định tại Nghị định 24/2012. Ở thời điểm năm 2012, thị trường vàng Việt Nam đã có nhiều bất ổn, tình trạng các cơn sốt giá vàng thường xuyên xảy ra, nên Nghị định 24/2012/NĐ-CP được ban hành vào thời điểm đó là phù hợp và đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên đến nay sau gần 10 năm, thị trường vàng Việt Nam đã cơ bản ổn định và một số đạo luật mới về đầu tư, kinh doanh đã được ban hành theo hướng hội nhập quốc tế nên nhiều quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP hiện đã không còn phù hợp với yêu cầu đổi mới của Chính phủ. Do đó Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam xin kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước một số nội dung như sau: 1 - Đề nghị Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ sớm ban hành nghị định thay thế Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng: - Ngân hàng Nhà nước sẽ không sản xuất vàng miếng và cũng không nên sử dụng một loại vàng miếng SJC làm thương hiệu độc quyền, mà nên cấp phép cho một số doanh nghiệp đủ điều kiện để sản xuất vàng miếng và chịu trách nhiệm với thương hiệu của mình theo khối lượng, tiêu chuẩn về chất lượng và trọng lượng đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước. Bởi vì theo quy định hiện hành (Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam, Pháp lệnh quản lý ngoại hối…) thì Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý nhà nước, chứ không phải là doanh nghiệp nên việc giao Ngân hàng Nhà nước sản xuất vàng miếng tại Nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng là không còn phù hợp vì vàng miếng cũng là hàng hóa. Hơn nữa - Thị trường vàng VN cơ bản đã ổn định, một số luật mới về đầu tư, kinh doanh đã được ban hành theo hướng hội nhập quốc tế nên nhiều quy định tại Nghị định 24 không còn phù hợp với yêu cầu đổi mới của Chính phủ. - Từ khi có Nghị định 24/2012/NĐ-CP đến nay, Ngân hàng Nhà nước chưa cấp phép cho bất kỳ doanh nghiệp nào được nhập khẩu vàng nguyên liệu và Ngân hàng Nhà nước cũng đã ngừng tổ chức đấu thầu vàng miếng từ cuối năm 2013. Do đó hiện nguồn cung vàng miếng trên thị trường đang có tín hiệu rất khan hiếm, nhất là khi giá vàng quốc tế tăng mạnh như thời gian vừa qua. Bởi vậy, Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam kính đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét có thể sản xuất thêm một lượng vàng miếng để cung ứng ra thị trường nhằm cân bằng cung cầu, tránh xảy ra hiện tượng sốt giá vàng trong Ngân hàng Nhà nước trên thế giới, không có ngân hàng trung ương nào đứng ra sản xuất vàng miếng. Vì vậy kính đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét trình Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước nhiệm vụ sản xuất vàng miếng can thiệp thị trường tại Nghị định của Chính phủ về quản lý Quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước, mà không thuộc Nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng như hiện nay. - Cho phép thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia. Sở dĩ các sàn vàng trước đây tiềm ẩn nhiều rủi ro và gây ra nhiều hệ lụy đối với các nhà đầu tư như vậy là do Việt Nam chưa có hành lang pháp lý đối với loại hình hoạt động mới này. Hơn nữa, các sàn vàng đó “mạnh ai người ấy làm”, chứ chưa giao dịch tập trung tại Sở giao dịch vàng như các quốc gia trên thế giới. Do đó, tình trạng thao túng, làm giá diễn ra phổ biến ngoài sự giám sát, quản lý của cơ quan quản lý nhà nước. Giao dịch vàng tập trung tại Sở giao dịch vàng là xu thế tất yếu và phổ biến trên thế giới. Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, nên theo Hiệp hội đã đến lúc các cơ quan quản lý cần xem xét sớm vấn đề này. Một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của Sở giao dịch vàng là tạo ra sự liên thông của giá vàng trong nước với giá vàng quốc tế để đảm bảo không tạo ra chênh lệch lớn về giá vàng như hiện nay đồng thời có tính thanh khoản cao, đẩy lùi hoạt động xuất, nhập khẩu lậu vàng đang diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay. Tuy nhiên để hoạt động của Sở giao dịch vàng phát huy tác dụng và không bị lợi dụng thì cần phải có hành lang pháp lý chặt chẽ, như quy định về tiêu chuẩn, chất lượng vàng, hạn mức giao dịch, tỷ lệ ký gửi, quy trình thanh toán bù trừ; điều kiện thành viên, v.v… Hiệp hội kinh doanh Vàng VN

2057/PTM - KHTT

05/11/2020

Ngân hàng Nhà nước

Chưa phản hồi
Kiến nghị xem xét cho công ty cổ phần Kiên Hùng và các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề chế biến và bảo quản thủy sản có đầu tư nhà máy chế biến thủy sản tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được miễn thuế TNDN. Công ty cổ phần Kiên Hùng

2057/PTM - KHTT

05/11/2020

Bộ Tài chính, Tổng Cục Thuế

Chưa phản hồi
Đề nghị Đài tiếng nói VN thanh toán công nợ tồn đọng cho công ty TNHH Tập đoàn xây dựng Delta Công ty TNHH Tập đoàn xây dựng Delta

2057/PTM - KHTT

05/11/2020

VPCP, Đài tiếng nói VN

Chưa phản hồi
Kiến nghị sửa đổi quy định về mã số mã vạch nước ngoài trên hàng xuất khẩu tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP. - Kiến nghị; Bổ sung yêu cầu Bãi bỏ quy định về mã số mã vạch nước ngoài cho hàng XK tại nghị định 74/2018/NĐ-CP Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VASEP

2057/PTM - KHTT

05/11/2020

Bộ Khoa học & Công nghệ

Chưa phản hồi
V/v bất cập trong thực tiễn triển khai các dự án PPP: -Cần đảm bảo sự bình đẳng giữa Cơ quan nhà nước và nhà đầu tư -Thay đổi cơ chế, chính sách ảnh hưởng tới phương án tài chính của dự án -Cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư -Đấu thầu cao tốc Bắc Nam Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam

2057/PTM - KHTT

05/11/2020

Bộ Giao thông Vận tải

Chưa phản hồi
Kiến nghị về Hiệp định vận tải đường thủy Việt Nam – Campuchia: Đề nghị cơ quan thường trực hiệp định thông báo chính thức tới các cơ quan năng liên quan, nhất là các cơ quan quản lý nhà nước tại khu vực phạm vi tuyến VTT Việt Nam – Campuchia về hiệu lực và hiệu quả của hiệp định để các cán bộ, công chức khi thực hiện biết và tuân thủ. Đề nghị cơ quan chủ trì Hiệp định là Bộ GTVT phối hợp Bộ Tài chính khẩn trương rà soát Thông tư 90/2019/TT-BTC và bổ sung lại điều khoản cho phép các PTVT hoạt động trên tuyến Vận tải thủy được quy định tại Hiệp định Việt Nam-Campuchia áp dụng các mức thu phí, lệ phí theo Thông tư 248/2016/TT-BTC như đã thực hiện từ 1/3/2020 trở về trước. Đồng thời thực hiện hoàn trả các khoản phí, lệ phí đã thu chồng trước đây của doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Đồng thời có ý kiến chỉ đạo các CVHH cà cảng vụ ĐTNĐ khu vực tuyến Vận tải thủy thống nhất phương thức làm việc, đảm bảo việc làm thủ tục cấp phép rời vào cảng chỉ 1 lần, theo đó các khoản phí và lệ phí liên quan sẽ phải nộp 1 lần, theo đúng tinh thần hiệp định. Đề nghị Tổng cục Hải quan, Cục Giám sát Hải quan chủ trì rà soát và điều chỉnh quy trình kiểm tra hải quan, có biện pháp phối hợp với doanh nghiệp, có biện pháp kiểm tra giám sát phù hợp với thông lệ quốc tế. Ví dụ: Seal điện tử , GPS của tàu. Nhóm liên ngành tạo thuận lợi cho giao thông thủy hiệp định cần tích cực hoạt động, thực hiện đúng nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại quyết định 1226/QĐ-TTg là “cơ quan liên bộ ngành thay mặt Chính phủ cùng các bộ ngành liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các hiệp định vận tải quốc tế song phương và đa phương trong các lĩnh vực đường bộ, đường sắt và đường thủy”. Giảm bớt các thủ tục, tạo sự thông thoáng, kích thích phát triển giao thương trên tuyến vận tải sông Mekong. Cụ thể, trao đổi với các cơ quan liên quan để thực hiện thời gian mở cửa khẩu (Vĩnh Xương, An Giang, Thường Phước, Đồng Tháp) làm thủ tục cho các phương tiện thủy đến 22h00 hàng ngày thay vì 17h00 như hiện nay, tiến tới thực hiện thủ tục 24/24, có thể thí điểm trước cho các tàu container vận chuyển qua khu vực này. Hiệp hội Đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam

2057/PTM - KHTT

05/11/2020

Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính – Tổng Cục hải quan

Chưa phản hồi
Khiếu nại Quyết định số 283/QĐ-HQHN ngày 30/3/2020 của Cục Hải quan Tp. Hà Nội ấn định thuế đối với mặt hàng nhập khẩu “Thực phẩm bổ sung Alasska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9”. Kiến nghị: Đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét cụ thể các nội dung Đơn Khiếu nại về việc phân loại mã HS 1517.90.90 cho mặt hàng “Thực phẩm bổ sung Alasska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9, làm việc với Tổ chức Hải quan Quốc tế để xác định chính xác mã HS được áp dụng để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam; Đồng thời yêu cầu Cục Hải quan Tp. Hà Nội hủy bỏ Quyết định ấn định thuế số 283/QĐ-HQHN ngày 30/3/2020 Công ty cổ phần thương mại Polvita (mã số doanh nghiệp 0101628520) (Lô B7&B8, ngách 1 ngõ 187 Nguyễn Tuân, Q.Thanh Xuân, Tp.Hà Nội)

1882/PTM -KHTH

16/10/2020

Bộ Tài chính; Tổng cục Hải Quan

2867/QĐ - TCHQ

04/11/2020

Đã phản hồi
Từ ngày
Đến ngày