Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Về "Điều 141- BLLĐ 2012: Bồi dưỡng bằng hiện vật và Điều 24- Luật ATVSLĐ: An toàn vệ sinh viên" với nội dung: Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thứ sáu, 24-11-2017 | 08:20:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Về "Điều 141- BLLĐ 2012: Bồi dưỡng bằng hiện vật và Điều 24- Luật ATVSLĐ: An toàn vệ sinh viên" với nội dung: Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam

Công văn: 3121A/PTM - VP, Ngày: 20/11/2017

Nội dung kiến nghị:

  1. Về "Điều 141- BLLĐ 2012: Bồi dưỡng bằng hiện vật và Điều 24- Luật ATVSLĐ: An toàn vệ sinh viên" với nội dung: Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Lý do kiến nghị:

"Quy định này là không cần thiết và không thực sự có ý nghĩa đối với NLĐ vì:

+ Không có ý nghĩa trong việc bảo vệ sức lao động cho người lao động, không giải quyết được triệt để vấn đề về môi trường lao động. 

+ NSDLĐ đã có nghĩa vụ cải thiện môi trường lao động, phát triển cơ sở hạ tầng và trang bị bảo hộ lao động để giảm thiểu các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để tao điều kiện làm việc tốt hơn cho NLĐ.

+ NLĐ làm các công việc này đã được giảm thời gian lao động để cân bằng so với những công việc khác, đảm bảo thời gian phục hồi sức khỏe

+ Thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật là quá phức tạp trong công tác quản lý, nhất là đối với cách doanh nghiệp có số lượng lao động lớn."

- Kiến nghị: "Xem xét bỏ quy định này.

Việc bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong môi trường độc hại nguy hiểm được cho là thúc đẩy, khuyến khích tăng cường sức khỏe người lao động.

Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh an toàn lao động không thể được cải thiện với hình thức bồi dưỡng bằng hiện vật, và đây là điều khoản vô lý làm mất cân bằng trong đãi ngộ với lao động khác"

 


Đơn vị phản hồi: Bộ Lao động. Thương binh và Xã hội

Công văn: 1397/LĐTBXH - PC, Ngày: 11/04/2018

Nội dung trả lời:

  • Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH quy định trách nhiệm NSDLĐ phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật, cải thiện điều kiện lao động; khi chưa thể khắc phục được hết các yếu tố nguy hiểm, độc hại thì phải tổ chức bôi dưỡng băng hiện vật cho người lao động. Khi bảo đảm môi trường lao động không còn yếu tố nguy hiểm, độc hại thì dừng-thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật;
  • Mục đích của chế độ này là để phục hồi sức khỏe, sức đề kháng, thải độc cho cơ thể, phòng và chống bệnh nghề nghiệp, duy trì sức khỏe nguơi lao động trong lâu dài, phục vụ trờ lại cho công việc của người lao động;
  • Việc giảm thời gian lao động chỉ là một trong các biện pháp phục hồi sức khỏe người lao động;
  • Sức khỏe người lao động là vốn quý, do vậy không vì doanh nghiệp có đông lao động mà không thực hiện chế độ này. Doanh nghiệp cần chủ động tổ chức cải tiến cách quản lý và thực hiện đê đảm bảo thuận lợi.
Ý kiến bạn đọc (0)