Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Vướng mắc trong quá trình nhập khẩu phân bón

Thứ bẩy, 16-09-2019 | 16:15:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Vướng mắc trong quá trình nhập khẩu phân bón

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội Phân bón Việt Nam

Công văn: 2099/ PTM - KHTH, Ngày: 16/09/2019

Nội dung kiến nghị:

Hiệp hội Phân bón Việt Nam nhận được kiến nghị của thành viên Hiệp hội liên quan đến vướng mắc trong quá trình nhập khẩu phân bón, cụ thể như sau:

  1. Tên gọi phân bón:

Thời gian gần đây trong quá trình nhập khẩu các loại phân bón, các tổ chức giám định như Vinancontrol, FCC, Vinacert,… là những tổ chức được Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền kiểm tra nhà nước thông báo “tất cả các hồ sơ nhập khẩu cũng như bao bì của nhà sản xuất phải thể hiện đúng tên phân bón mà doanh nghiệp nhập khẩu đã được cấp trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam”.

Hiện nay, phân bón trong Quyết định lưu hành do doanh nghiệp tự đặt tên và sử dụng riêng cho doanh nghiệp mình… Đối với tên phân bón trong Quyết định lưu hành của doanh nghiệp nhập khẩu chỉ bắt buộc sử dụng khi doanh nghiệp đó làm thủ tục thông quan và hợp quy lô sản phẩm phân bón đã nhập khẩu để có thể kinh doanh tại Việt Nam.

Nhà nhập khẩu Việt Nam không thể yêu cầu nhà sản xuất/nhà cung cấp nước ngoài phải sử dụng tên đã đăng ký lưu hành tại Việt Nam để ghi trong hợp đồng, chứng từ nhập khẩu vì cùng một nhà sản xuất có thể có nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu và sử dụng tên thương mại khác nhau. Do đó, bộ hồ sơ nhập khẩu như: hợp đồng, hóa đơn, vận đơn, loại hàng hóa… không thể ghi tên phân bón mà chỉ ghi các yếu tố như loại phân bón, thành phần, hàm lượng, yếu tố hạn chế, khối lượng, xuất xứ… để đáp ứng tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đã đăng ký lưu hành và phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam. Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón cũng chỉ quy định về chỉ tiêu hàm lượng, quy định hàm lượng các phân bón chặn dưới, không quy định mức hạn trên.

  1. Một số khó khăn vướng mắc khác xảy ra khi nhập khẩu:

- Mặt hàng SA đăng ký hàm lượng Nitơ (N) trên Quyết định lưu hành là 20%; hàm lượng lưu huỳnh (S) là 23%, khi nhập khẩu sản phẩm mà đạt được hàm lượng N cao hơn, ví dụ: 20,5% hoặc 21% đều gặp vướng mắc, không được cấp hồ sơ để thông quan vì được coi là phân bón khác khi chưa được lưu hành.

- Khi xin giấy phép nhập khẩu phân bón làm nguyên liệu có hàm lượng axit humic là 30%, nhưng nếu sản phẩm nhập về có hàm lượng axit humic cao hơn cũng gặp vướng mắc.

- Vấn đề độ ẩm: Theo quy định của Nghị định 108 một số phân bón ở dạng muối có độ ẩm ở mức 1%. Tuy nhiên nếu dùng các muối dạng ngâm nước khi sấy hết nước từ phân tử ra, độ ẩm lên rất cao thậm trí cao hơn 10%. Một số lô hàng (ví dụ SA) sau khi phân tích có độ ẩm cao hơn quy định 1,1%, được sử dụng làm nguyên liệu, không bán thẳng ra thị trường, nhưng vẫn bị yêu cầu tái xuất hoặc tiêu hủy, quy định này không hợp lý, gây tổn thất cho doanh nghiệp.

Các quy định nêu trên không hợp lý gây khó khăn cho các doanh nghiệp vì phát sinh nhiều chi phí cho lô hàng đang nhập khẩu (các chi phí do phạt tàu, lưu container tại cảng do chậm thông quan…). Việc tàu nhập khẩu đã về đến cảng mà không được thông quan vì các lý do nêu trên sẽ gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam.

  1. Đề nghị: Để giải quyết các vấn đề nêu trên, Hiệp hội phân bón Việt Nam kính đề nghị:

- Đối với lô hàng đã về cảng vướng mắc về tên phân bón trên hồ sơ nhập khẩu, bao bì đóng gói: Cục Bảo vệ thực vật xem xét và chấp thuận các hồ sơ hiện có nếu loại phân bón nhập khẩu phù hợp với loại phân bón trong quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam do Cục Bảo vệ thực vật cấp cho doanh nghiệp, tiến hành các thủ tục thông quan lô hàng nhanh nhất.

- Đối với các lô hàng có độ ẩm cao, các chỉ tiêu khác theo quy định đều đạt, doanh nghiệp cam kết đưa hàng hóa vào sản xuất thì cho phép thông quan sớm nhất.

- Để giải quyết vướng mắc cho lô hàng khác tiếp theo, đề nghị Cục Bảo vệ thực vật xem xét, có văn bản hướng dẫn cụ thể để các doanh nghiệp cũng như các đơn vị giám định, Hải quan làm thủ tục thông quan, hợp quy theo quy định hiện hành của nhà nước.


Đơn vị phản hồi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Công văn: 2440/ BVTV - TTPC, Ngày: 09/09/2019

Nội dung trả lời:

Cục Bảo vệ thực vật nhận được văn bản số 238/CV-HHPBVN ngày 23/8/2019 củạ Hiệp hội Phân bón Việt Nam về việc gịải quyết vướng mắc trong khâu thủ tục nhập khẩu phân bón. về vấn đề này, Cục Bảọ vệ thực vật có ý kiến như sau:

1. Khoản 1 Điều 6 và khoản 1 Điềụ 27 Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 của Chính phủ về quản lý phân bón quy định:

“Phân bón là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2; kinh doanh có điều kiện được Cục Bảo vệ thực vật công nhận lưu hành tại Việt Nam”

“Tồ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu thì không Cần giấy phép nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khỏan 2 Điều này "

Theo các quy định này, các tổ chức cá nhân chỉ được phép nhập khẩu phân bón đã được công nhận lưu bành tại Việt Nam; trường hợp nhập khẩu phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam thì phải có giấỵ phép nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định số 108/2017/NĐ-CP.

Đối với trường hợp nhập khẩu phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam, thì hồ sơ nhập khẩu, các thông tin về sản phẩm (tên phân bón; chỉ tiêu chất lượng; thành phần, hàm lượng dinh dưỡng; phương thức sử dụng; hướng dẫn sử đụng; thời hạn sử dụng..,) phải phù hợp với các nội dung tương ứng trong Quyết định công nhận phânn bón lưu hành (Điều 34 Nghị định số 108/2017/NĐ-CP).

  1. Về chỉ tiêu chất lượng (bao gồm cả chỉ tiêu độ ẩm, tỷ trọng, pH...) thành phần, hàm lượng dinh dưỡng:

Các chỉ tiêu chất lượng, thành phần, hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm phân bón do các tổ chức cá nhân đăng ký và công bố đáp ứng quy định tại các Mục 1, 2, 3, 4, 5 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP và các chỉ tiêu này được thể hiện trong nội dung của Qụyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam; đối với một số loại phân bón phải kiểm tra yếu tố hạn chế được quy định tại Mục 6 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP.

Như vậy cơ quan quản lý nhà nước căn cứ vào các chỉ tiêu chất lượng, thành phần, hàm lượng dinh dưỡng trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam; các yếu tố hạn chế quy định tại Mục 6 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP đối chiếu với hàm lượng được chấp nhận giữa kết quả thử nghiệm so với hàm lượng được đăng ký quy định tại Mục 8 Phụ lục V ban hành kèm thèo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP để kết luận về chất lượng của sản phẩm phân bón nhập khẩu.

  1. Trường hợp các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón vi phạm các quy .. định pháp luật thì cơ quán quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào các quy định pháp luật để xử lý.

Vậy, Cục Bảo vệ thực vật trả lời để Hiệp hội Phân bón Việt Nam biết và thông tin, phổ biến cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, nhập khẩu, buôn bán phân bón thực hiện đúng quy định pháp luật./.

Ý kiến bạn đọc (0)