Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020
Tên kiến nghị: Để hạn chế việc thất thoát Doanh thu từ giá thu rất thấp tại trạm hầm Đèo Cả, Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả đề nghị Lãnh đạo Bộ GTVT chỉ đạo để Vụ Đối Tác Công - Tư và Vụ Tài Chính cùng xem xét cho phép tạm thời áp dụng ngay Biểu mức giá tối đa dịch vụ sử dụng hầm đường bộ theo đề xuất của Tổng cục ĐBVN tại văn bản số 8421/TCĐBVN-TC ngày 29/12/2017, làm cơ sở điều chỉnh Phương án tài chính của Dự án; đồng thời Điều chỉnh Giá dịch vụ thu phí của Trạm thu giá hầm Đèo Cả để tránh việc tiếp tục gây sụt giảm nguồn thu và làm thiệt hại cho Dự án.
Tình trạng: Đã phản hồi
Đơn vị kiến nghị: Công ty Cổ phần đầu tư Đèo Cả
Công văn: 0477/PTM - VP, Ngày: 19/03/2018
Nội dung kiến nghị:
- Việc áp dụng Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT ngày 15/11/2016 để tính toán phương án tài chính của dự án hầm đường bộ đèo Cả, là không phù hợp:
Mức giá Bộ giao thông đang áp dụng chung cho tất cả các công trình BOT cầu đường (không quy định mức giá tối đa đối với dịch vụ sử dụng hầm đường bộ), không phân biệt cụ thể cho các công trình cầu, đường và hầm, chiều dài công trình, TMĐT, chất lượng dịch vụ...
Hầm đường bộ là loại hình công trình có suất vốn đầu tư cao hơn rất nhiều so với các loại hình công trình giao thông khác, đồng thời người dân có quyền lựa chọn (đi qua hầm đường bộ thì trả phí, đi qua đường đèo thì không mất phí). Do đó, việc tính toán mức giá thu hoàn vốn trong PATC của Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả (bao gồm hầm Đèo Cả và Cổ Mã, hầm Cù Mông và hầm Hải Vân) đang bị khống chế mức trần không hợp lý và không có cơ sở để áp dụng.
Khi so sánh quy Tổng vốn đầu tư Hầm của Dự án Đèo Cả khoản 12.800 tỷ đồng gấp hơn 10 lần tổng vốn đầu tư của hầm Phú Gia - Phước Tượng khoảng 1.200 tỷ đồng nhưng doanh thu hiện nay tương đương nhau khoảng 700 triệu đồng/ngày và khi so sánh với Tổng vốn đầu tư của các dự án đường và cầu cho thấy bất cập về giá thu hiện nay là không hợp lý.
Đơn vị phản hồi: Bộ Giao Thông vận tải
Công văn: 4987/BGTVT - TC, Ngày: 14/05/2018
Nội dung trả lời:
+ Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ;
+ Thẩm quyền phân loại và điều chinh các hệ thống đường quốc lộ do Bộ trường Bộ GTVT quyết định;
+ Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định...;
+ Bộ GTVT chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài sản hạ tầng đường bộ thuộc trung ương quản lý;
+ ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nưóc về tài sản hạ tầng đường bộ thuộc địa phương quản lý;
+ Bộ trưởng Bộ GTVT quy định giá tối đa đối với dịch vụ sử dụng đường bộ gồm đường quốc lộ, đường cao tốc các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh... do trung ương quản lý;
+ ủy ban nhân dân tỉnh quy định giá tối đa đối với dịch vụ sử dụng đường bộ do địa phương quản lý các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh...;
Căn cứ các quy định của pháp luật và thẩm quyền nêu trên, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành thông tư 35 quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ GTVT quản lý bao gồm đường quốc lộ, đường cao tốc theo đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và thẩm quyền ban.hành.
Qua hơn một năm thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý từ “phí” sang “giá”, Bộ GTVT đã nhận được một số ý kiến của các cơ quan, đơn vị đề nghị nghiên cứu sửa đổi, bồ sung một .sọ điều của Thông tư 35 cho phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dồnj doanh nghiệp phát triển, thu hứt đầu tư theo hình thức PPP... qua thực tế một số công trình, dự án có tính chất đặc thù, chi phí đầu tư lớn, quy trình vận hành, khai thác phức tạp như cầu, Hầm đường bộ... sẽ có chi phí đầu tư, vận hành khai thác cao hơn so với công trình đường bộ thông thường dẫn đến mức giá tối đa tại thời điểm ban hành Thông tư 35 không còn phù hợp, cần điều chỉnh tăng lên. Tuy nhiên, Chính phủ đang chỉ đạo tập trung giảm giá/phí nên đối với các công trình dự án có tính chất đặc thù này, Bộ GTVT đã chi đạo các cơ quan chức năng khẩn trương nghiên cứu theo hướng xây dựng tách riêng ra khỏi Biểu mức giá tối đa cho dịch vụ sử dụng đường bộ tại Thông tư 35 để ban hành thêm Biểu mức giá toi đa cho các công trình có tính chất đặc thù, quy mô và chi phí đầu tư lớn...và đã gửi xin ý kiến rộng rãi của các cơ quan, đơn vị theo quy định pháp luật. Việc chuyển đổi cơ chế quản lý từ “phí ’ sang “giá” đối với các họp đồng dự án BOT đang thực hiện cần đảm bảo tính kế thừa nhưng phải phù .hợp vói quy định luật giá và trên nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nưóc, người dân và doanh nghiệp. Việc Chính phủ chỉ đạo giảm giá/phí nhưng phải đảm bảo hoàn vốn cho dự án đang được Bộ GTVT tập trung chỉ đạo quyết liệt Mặt khác, Thông tư 35 quy định mức giá tối đa, đối vói dự án cụ thể đều có phương án tài chính, mức thu, thời gian thu, tổ chức thu... được xác định trên cơ sở dự án khả thi được duyệt và hợp đồng đã ký kết
Đối với các kiến nghi của Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả, đề xuất của Tổng cục ĐBVN tại văn bản sổ 8421/TCĐBVN-TC ngày 29/12/2017 và các ý kiến tham gia góp ý cùa các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan (trong đó có ý kiến của VCQ), Bộ GTVT đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiệp thu, giải trình, xây dựng thông tư sửa đổi Thông tư 35 theo đúng yêu cầu, quy định pháp luật về Giá; Sau khi có báo cáo xây dựng phương án giá tối đa cho các công trình đậc thù này, Bộ GTVT sẽ sóm xem xét ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 35 cho phù hợp.