Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020
Tên kiến nghị: Về việc thiếu hợp lý khi áp dụng Thông tư 43/2012/TT-BYT ngày 24/11/2018 hướng dẫn Nghị định 38/2012/NĐ-CP đã hết hiệu lực thi hành để hướng dẫn Nghị định 15/2018/NĐ-CP ( Nghị định 15 được ban hành để thay thế cho Nghị định 38). Việc áp dụng này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc ghi nhãn hàng hóa đối với các sản phẩm là thực phẩm.
Tình trạng: Chưa phản hồi
Đơn vị kiến nghị: Công ty Luật TNHH LTT & Các Cộng sự (LTT & Lawyers)
Công văn: 0449/PTM - VP, Ngày: 13/03/2019
Nội dung kiến nghị:
Theo nghiên cứu và rà soát các quy định của pháp luật hiện hành, việc ghi nhãn hàng hóa đối với các sản phẩm là thực phẩm được quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP (“Nghị Định 15”) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, có hiệu lực thi hành vào ngày 2/2/2018 và Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa (“Nghị Định 43”). Cụ thể, theo các Điều 24 của Nghị Định 15 và Điều 10, Phụ lục I của Nghị Định 43, việc ghi nhãn hàng hóa bắt buộc phải có các nội dung:
(i) Tên hàng hóa;
(ii) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
(iii) Xuất xứ hàng hóa;
(iv) Thông tin về thực phẩm quy định tại Phụ lục 1 của Nghị Định 43; và
(v) Các hàng hóa là thực phẩm dinh dưỡng cần ghi cụm từ “thực phẩm dĩnh dưỡng y học” và cụm từ “sử dụng cho người bệnh với sự giám sát của nhân viên y tế”. Trường hợp hàng hóa là thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải ghi cụm từ “sản phẩm dinh dưỡng (cho đối tượng cụ thể)”
Tuy nhiên, trong thực tiễn tư vấn về ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm cho rất nhiều khách hàng của chúng tôi là các nhà sản xuất và các chuỗi siêu thị lớn thường gặp khó khăn vì có nhiều cách hiểu khác nhau và không chính thống. Cụ thể trong đó có yêu cầu ghi tên nhóm “thực phẩm bổ sung” đối với các thực phẩm bổ sung theo Thông tư 43/2014/TT-BYT ban hành ngày 24/11/2014 dựa trên căn cứ của Nghị định 38/2012/NĐ-CP- một văn bản đã bị Nghị Định 15 thay thế kể từ ngày 2/2/2018. Hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước về thực phẩm vẫn yêu cầu tuân thủ Thông tư 43 này. Điều này tạo ra rất nhiều rủi ro về việc lưu thông hàng hóa cũng như chi phí cho việc in ấn và dán nhãn hàng hóa là thực phẩm, không biết nên tuân thủ quy định nào.
Vì vậy, công ty cho rằng việc áp dụng pháp luật đối với Nghị Định 15 đang bị các văn bản có hiệu lực thấp hơn và ban hành trong giai đoạn trước gây cản trở và làm cho hoạt động kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp gặp ách tắc trong lưu thông hàng hóa.
Công ty LTT & Lawyers kiến nghị: Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành Thông tư mới thay thế Thông tư 43 để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc ghi nhãn hàng hóa đối với các sản phẩm là thực phẩm.
Đơn vị phản hồi: Bộ Y tế
Công văn: , Ngày:
Nội dung trả lời: