Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Về việc bỏ yêu cầu cập nhật thông tin (mã số tiếp nhận) thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản quy định tại Điều 12, 13 của Thông tư số: 26/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Thứ bẩy, 22-04-2020 | 09:53:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Về việc bỏ yêu cầu cập nhật thông tin (mã số tiếp nhận) thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản quy định tại Điều 12, 13 của Thông tư số: 26/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Tình trạng: Chưa phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Kiến nghị của các doanh nghiệp

Công văn: 0483/PTM - VP, Ngày: 10/04/2020

Nội dung kiến nghị:

Các Công ty xin trình bày tới quý Lãnh đạo Bộ về những khó khăn mà các doanh nghiệp trong ngành, đang gặp phải từ quy định về yêu cầu cập nhật thông tin thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản quy định tại Điều 12, 13 của Thông tư số: 26/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Từ việc cập nhật thông tin theo yêu cầu, phía Tổng cục Thủy sản sẽ cấp Mã số tiếp nhận hàng hóa cho các doanh nghiệp. Quy định về cấp mã số tiếp nhận và xã hội, không minh bạch trong việc quản lý, đã và đang tạo ra nhiều kẽ hở trong việc thực hiện, gây cản trở, nhũng nhiễu, tham nhũng vặt và làm tăng chi phí cho ngành, giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam.

Điều quan trọng là quy định này trái và không phù hợp với hệ thống văn bản pháp luật hiện hành như: Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Thủy sản 2017,… và không phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa cũng như không mang lại giá trị cho quản lý nhà nước.

Thực chất của yêu cầu này là một dạng của quản lý danh mục. Điều đã rất không hiệu quả trong quả lý thức ăn thủy sản trước đây. Yêu cầu về cấp Mã số tiếp nhận, thực chất là tạo ra giấy phép con, gây khó khăn và làm tăng chi phí của các doanh nghiệp.

Với quy định này, các doanh nghiệp không giám sát được việc thực thi của nhân viên, cơ quan quản lý nhà nước. Do vậy, các doanh nghiệp không chủ động được kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.

Theo quy định tại Điều 31 của Luật Thủy sản 2017, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu:

a) Công bố tiêu chuẩn áp dụng và Công bố hợp quy theo quy định;

- Cục Thú y và Tổng cục Thủy sản, trong khi thời gian chờ kết quả thường là 10 ngày kể từ ngày lấy mẫu, dẫn đến thời gian chờ thông quan lô hàng bị kéo dài, gây ách tắc logistic và làm tăng rất nhiều khoản chi phí.

Với tất cả những bất cập, khó khăn đã nêu trên và quan trọng hơn là yêu cầu về cập nhật thông tin thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản quy định tại Điều 12, 13 của Thông tư số: 26/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành ngày 15/11/2018 là trái không phù hợp với thực tiễn quản lý hiện nay. Yêu cầu trên không phù hợp với nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Không minh bạch trong áp dụng và không đảm bảo tính khả thi, tiết kiệm và hiệu quả trong áp dụng, không đáp ứng yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính.


Đơn vị phản hồi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Công văn: , Ngày:

Nội dung trả lời:

Ý kiến bạn đọc (0)