Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020
Bà Phạm Liên Hương công tác tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình. Đơn vị của bà đang gặp vướng mắc như sau:
Năm 2016, UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật tuyến đê kè bờ sông Bôi đoạn qua huyện Lạc Thủy dài 357m với tổng mức đầu tư 14,98 tỷ đồng, công trình đang triển khai thi công. Hiện 300m đoạn kè tiếp giáp đoạn đã đầu tư đang sạt lở ảnh hưởng đến an toàn đê điều nên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hòa Bình trình xin UBND tỉnh cho phép bổ sung tiếp đoạn 300m tiếp theo với kinh phí bổ sung ước tính 12 tỷ đồng.
Theo ý kiến của đơn vị bà Hương, cần lập và phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án (do ban đầu 14,98 tỷ đồng nhưng bổ sung 12 tỷ đồng vào làm vượt hạn mức cho phép về lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật), sau đó trình, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công – dự toán đoạn 300m bổ sung (thực hiện thiết kế 2 bước đối với đoạn bổ sung 300m do tổng mức đã lên 26,98 tỷ đồng).
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, chỉ lập và phê duyệt điều chỉnh, bổ sung báo cáo kinh tế - kỹ thuật (thực hiện thiết kế 1 bước đối với đoạn bổ sung 300m với kinh phí 12 tỷ đồng mặc dù tổng mức sau điều chỉnh là 26,98 tỷ đồng) do Khoản 5, Điều 7 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP quy định “trường hợp tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh làm tăng, giảm quy mô (nhóm) dự án thì việc quản lý dự án vẫn thực hiện theo quy mô (nhóm) dự án đã được phê duyệt trước khi điều chỉnh”. Bà Hương hỏi, ý kiến nào là đúng?
Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:
Theo quy định tại Khoản 5, Điều 7 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, trường hợp tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh trong trường hợp do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, … thì việc quản lý dự án vẫn thực hiện theo quy mô (nhóm) dự án đã được phê duyệt trước khi điều chỉnh.