Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Tăng cường hoạt động chống hàng gian, hàng giả

Thứ bẩy, 08-06-2017 | 14:13:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Tăng cường hoạt động chống hàng gian, hàng giả

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội doanh nghiệp quận Hải An – TP. Hải Phòng

Công văn: 0874/PTM-VP, Ngày: 20/04/2017

Nội dung kiến nghị:

Vấn đề hàng gian, hàng giả, Nhà nước nên tăng cường công tác kiểm tra thị trường và có biện pháp chống tình trạng nhập lậu hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất trong nước và người tiêu dùng. Nhà nước hiện nay chống hàng lậu tương đối tốt nhưng việc chống hàng gian, hàng giả vẫn còn buông lỏng.


Đơn vị phản hồi: Bộ Tài chính; Bộ Công thương; Bộ Công an

Công văn: 6117/BTC-CST; 4044/BCT-KH; 1016/BCA - V11, Ngày: 11/05/2017

Nội dung trả lời:

  • Bộ tài chính:

    Công tác chống buôn lậu nói chung, chống hàng giả nói riêng là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. Thời gian qua, Đảng, Chính phủ luôn quan tâm, tăng cường chỉ đạo quyết liệt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả thông qua việc thành lập và vận hành hiệu quả Ban chỉ đạo 389 quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (trong đó Bộ Tài chính là đơn vị thường trực); Ban chỉ đạo 138/CP về phòng, chống tội phạm của Chính phủ nhằm phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của của Bộ, ngành, lực lượng chức năng trên địa bàn cả nước trong công tác phòng, chống vi phạm, tội phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các Bộ, ngành, lực lượng chức năng đã căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình đồng loạt ra quân, kiểm tra, xử lý triệt để nhiều đường dây, ổ nhóm, vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

    Mới đây, với quyết tâm đẩy lùi các vi phạm, tội phạm nói chung và tội phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả nói riêng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016), trong đó giao Bộ Công thương chủ trì xây dựng và triển khai Đề án phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm; giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng và triển khai Đề án Phòng, chống vi phạm pháp luật và phối hợp phòng, chống tội phạm trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; hành vi chuyển giá, trốn thuế của doanh nghiệp.

    Theo đó, Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch số 10876/KH-TCHQ ngày 17/11/2016 về việc phòng, chống vi phạm pháp luật và phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2016  - 2020, trong đó xây dựng cụ thể các giải pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện, ngăn ngừa, bắt giữ, xử lý nghiêm các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại và hàng giả.

    Bên cạnh đó, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của Tổng cục Hải quan. Hàng năm, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, tập trung vào các mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng không đủ điều kiện, tiêu chuẩn nhập khẩu.... Trong 04 tháng đầu năm 2017, lực lượng kiểm soát Hải quan đã phát hiện, bắt giữ, xử lý gần 50.000 viên, vỉ, lo tân dược, 50 chiếc máy dùng trong y tế, 560 kg hóa chất các loại, 84.960 kg phân bón các loại, trên 557.000 kg thức ăn chăn nuôi, 46.933 kg đường, hơn 17.000 sản phẩm mỹ phẩm, 3.105 linh kiện điện tử...

    Trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ tăng cường hơn nữa công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tập trung vào các giải pháp sau:

    - Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ sở pháp lý liên quan đến công tác kiểm soát hải quan, tạo tiền đề, hành lang pháp lý để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn, gian lận thương mại, hàng giả.

    - Tiếp tục làm tốt vai trò thường trực giúp việc Ban chỉ đạo 389/QG, tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo, điều hành có hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan sẽ tập trung xây dựng, triển khai quyết liệt, có hiệu quả các kế hoạch, chuyên đề, chuyên án đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cho phù hợp với từng tuyến, địa bàn, mặt hàng và tình hình cụ thể, trọng tâm triển khai Kế hoạch số 10876/KH-TCHQ ngày 17/11/2016 về việc phòng, chống vi phạm pháp luật và phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2016  - 2020.

    - Tổ chức lực lượng, tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường công tác thu thập, xử lý thông tin nhằm phát hiện, tìm ra các phương thức, thủ đoạn, đường dây, ổ nhóm buôn lậu mới để có những biện pháp đấu tranh, phòng ngừa thích hợp nhằm hạn chế, triệt tiêu nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm.

    Tăng cường hơn nữa hợp tác quốc tế, nhất là hợp tác với các nước láng giềng, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý triệt để hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh trong nước, đảm bảo an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng và chống thất thu ngân sách nhà nước.

  • Bộ Công thương

    Để chỉ đạo, điều hành chung công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên cả nước, Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Ban chỉ đạo 389 Quốc gia) do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban, Bộ Tài chính là Cơ quan thường trực với thành viên là các Bộ ngành trong đó có Bộ Công Thương. Việc phân công trách nhiệm cụ thể của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg ngày 6 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó, trách nhiệm của Bộ Công Thương là phối hợp với cơ quan chức năng các cấp thực thi công tác quản lý thị trường trong thị trường nội địa, hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.

    Như vậy, để bảo đảm xử lý có hiệu quả vấn đề hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường nội địa thì sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng có liên quan như nêu trên có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là việc kiểm soát ngăn chặn ngay từ khu vực biên giới.

    Với chức năng, nhiệm vụ được giao, dưới sự chỉ đạo thống nhất, quyết liệt của Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, trong thời gian qua, để tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường nội địa, Bộ Công Thương đã chỉ đạo tập trung triển khai thực hiện các giải pháp trọng điểm để xử lý đối với vấn đề này, cụ thể như sau:

    - Trong năm 2016, Bộ Công Thương đã ban hành: Kế hoạch số 1630/KH-BCT ngày 26 tháng 02 năm 2016 về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2016 (thực hiện Kế hoạch số 03/KH-BCĐ389 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia); Kế hoạch số 1635/KH-BCĐ389 ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương về tăng cường thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản và chất cấm dung trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm (thực hiện Kế hoạch số 01/KH-BCĐ389 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia); Chỉ thị số 02/CT-BCT ngày 09 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp; Kế hoạch của Bộ Công Thương (ban hành kèm theo Quyết định số 2650/QĐ-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2016) thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Quyết định số 3835/QĐ-BCT ngày 23 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về Kế hoạch tăng cường công tác quản lý phân bón vô cơ năm 2016 - 2017...

    - Ngay trong Quý I năm 2017, Bộ Công Thương đã ban hành Đề án phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến năm 2020; đồng thời, ban hành Quyết định số 636/QĐ-BCT ngày 01 tháng 3 năm 2017 phê duyệt Kế hoạch triển khai đợt cao điểm kiểm tra và xử lý vi phạm trong sản xuất, gia công phân bón vô cơ năm 2017; Kế hoạch số 3036/KH-BCT ngày 13 tháng 4 năm 2017 về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2017. Đặc biệt là trước vấn đề sản xuất rượu giả, hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân trong thời gian qua đã được Bộ Công Thương kịp thời ban hành Chỉ thị số 02/CT-BCT ngày 14 tháng 3 năm 2017 về tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh rượu; Chỉ thị số 03/CT-BCT ngày 28 tháng 3 năm 2017 về tăng cường quản lý hóa chất độc hại bị lạm dụng trong bảo quản, chế biến thực phẩm. Các Chỉ thị, Đề án, Kế hoạch nêu trên đã được gửi kịp thời cho Sở Công Thương, Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan để triển khai thực hiện.

    - Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tăng cường công tác chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển trái phép thuốc lá điếu nhập lậu; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm; tập trung xác minh, kiểm tra làm rõ dấu hiệu sản xuất rượu giả tại các địa bàn trọng điểm.

    - Lực lượng Quản lý thị trường đã triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Công Thương, đã xây dựng nhiều phương án, kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, tập trung kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên thị trường. Kết quả công tác: (i) Năm 2016, lực lượng Quản lý thị trường cả nước xử lý 104.807 vụ vi phạm (tăng 1.061 vụ, tăng 1%  so với năm 2015); tổng số thu nộp ngân sách 548,9 tỷ đồng (tăng 89,1 tỷ đồng,tăng 19,4% so với năm 2015); giá trị hàng tịch thu 380,9 tỷ đồng (tăng 14,9 tỷ đồng, tăng 4,3%  so với năm 2015);(ii) Theo báo cáo nhanh, 4 tháng năm 2017, lực lượng Quản lý thị trường xử lý trên 34.000 vụ vi phạm; tổng số thu nộp ngân sách nhà nước trên 140 tỷ đồng.

    Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các Bộ ngành, các địa phương theo chỉ đạo chung của Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia để tăng cường kiểm tra, xử lý có hiệu quả hơn đối với các hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên thị trường. Trong đó, Bộ Công Thương xác định những nội dung trọng tâm trong công tác này là:

    - Bám sát, thực hiện có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Công Thương về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đặc biệt là Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; Chỉ thị số 02/CT-BCT của Bộ Công Thương về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh đa cấp; Chỉ thị số 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá; Chỉ thị số 02/CT-BCT ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Bộ Công Thương về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh rượu; Chỉ thị số 03/CT-BCT ngày 28 tháng 3 năm 2017 của Bộ Công Thương về việc tăng cường quản lý hóa chất độc hại bị lạm dụng trong bảo quản, chế biến thực phẩm; Đề án phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến năm 2020 (Quyết định số 1059/QĐ-BCT ngày 28 tháng 3 năm 2017); Kế hoạch số 3036/KH-BCT ngày 13 tháng 4 năm 2017 của Bộ Công Thương về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2017.

    - Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng kiểm tra các lĩnh vực, mặt hàng thiết yếu tác động lớn đến kinh tế - xã hội, sản xuất trong nước và quyền lợi người tiêu dùng, tập trung một số mặt hàng trọng điểm: thuốc lá, rượu, thực phẩm, phân bón, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thực phẩm chức năng...; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình, kế hoạch để rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp đấu tranh phù hợp với tình hình thực tiễn.

    - Tiếp tục rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm tính khả thi và theo sát với tình hình thực tế, đồng thời tạo thuận lợi cho các lực lượng chức năng trong thực thi nhiệm vụ.

    - Chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ và lực lượng Quản lý thị trường tích cực chủ động phối hợp xây dựng, triển khai đồng bộ các phương án, chuyên đề, kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo để có thông tin kịp thời, chính xác phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, đặc biệt là lực lượng Công an trong việc xử lý các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu; tập trung ngăn chặn tình trạng thẩm lậu hàng hóa như thuốc lá, mỹ phẩm, rượu, đường tại các tỉnh miền Nam và miền Trung; các mặt hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng giả tại các tỉnh biên giới phía Bắc; tập trung ngăn chặn tình trạng bày bán công khai hàng nhập lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt trên các tuyến phố của các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

    - Tiếp tục duy trì thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 14/CT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương về một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của công chức Quản lý thị trường và Chỉ thị số 23/CT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thực hiện một số giải pháp cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả công tác Quản lý thị trường để xây dựng lực lượng Quản lý thị trường trong sạch, vững mạnh, không tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn, kiến thức pháp luật cho công chức thực thi; khen thưởng, động viên, nêu gương kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra nội bộ để kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các các nhân, tổ chức có vi phạm; thường xuyên mở các đợt sinh hoạt chính trị nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công chức, cơ quan đơn vị Quản lý thị trường trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

    - Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu, lãnh đạo, cơ quan chức năng và công chức trực tiếp quản lý địa bàn nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả an toàn vệ sinh thực phẩm phức tạp, nghiêm trọng kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân mà không có giải pháp khắc phục kiên quyết, hiệu quả.

    - Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật cho mọi đối tượng, biến nhận thức về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại thành ý thức tự giác thường trực và hành động cụ thể của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp, mỗi người dân.

    - Xây dựng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường để thực hiện Pháp lệnh Quản lý thị trường.

    Để tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nữa nhiệm vụ được giao về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ở thị trường trong nước, Bộ Công Thương xin có một số kiến nghị như sau:

    - Kiến nghị Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan sớm đề xuất với cấp có thẩm quyền phương án xử lý các vấn đề hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Xử lý những vướng mắc liên quan đến xác định thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính; việc thực hiện giao quyền trong xử phạt vi phạm hành chính; nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt.

    - Kiến nghị các Bộ, ngành phối hợp với Bộ Công Thương trong công tác xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường theo quy định của Pháp lệnh Quản lý thị trường; rà soát, sửa đổi, bổ sung các Nghị định về quản lý và xử phạt vi phạm hành chính phù hợp với quy định hiện hành để phân định rõ thẩm quyền xử lý vi phạm của từng lực lượng, từng chức danh nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc tại các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.

    - Kiến nghị các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng tại các tỉnh biên giới tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hàng hóa nhập lậu từ biên giới vào nội địa.

    Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm bổ sung biên chế, kinh phí, trang thiết bị, trụ sở làm việc cho lực lượng Quản lý thị trường, nhất là kinh phí kiểm định, giám định mẫu để kiểm tra, xử phạt các hành vi vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.

  • Bộ Công an:

    Ngày 19/3/2014, Chính phủ đã Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 quốc gia). Ngày 09/5/2015 Chính phủ ban hành Nghị quyết sổ 41/NQ- CP nhằm đẩy manh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, theo đó Nghị quyết đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các biện pháp chống hàng gian, hàng giả như xác định công tác chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả là một ừong những nhiệm vụ chính trị quan ừọng, thường xuyên của tất cả các Bộ, ngành, chinh quyền địa phương các cấp, kiên quyết không cho phép có “vùng cấm” trong lĩnh vực này.

    Quán triệt thực hiện chỉ đạo củạ Chính phủ, Bộ Công an quyết định thành lập Ban Chi đạo 389 Bộ Công an và Ban hành nhiều chương trình, kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả để chỉ đạo các đotn vị Công an địa phương thực hiện và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong năm 2016 lực lương Công an trên cả nước đã phát hiện và xử lý 468 vụ hàng giả, 795 vụ gian lận thương mại (trị giá hàng hóa ước tính khoảng 412 tỷ đồng), Quý 1/2017 đã phát hiện 111 vụ hàng giả và 149 vụ gian lận thương mại (trị giá hàng hóa ước tính khoảng 93 tỷ đồng).

    Tuy nhiên, công tác phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực hàng gian, hàng giả chưa được toàn diện và chưa triệt để. Nguyên nhân tồn tại do hệ thống pháp luât còn chồng chéo, thiểu thống nhất, còn nhiều sợ hở và quan hệ phối hợp các lực lương ở một số đơn vị, địa phương còn lỏng lẻo, thiếu cơ chế trao đổi thông tin; bên canh đó nguồn lực về kinh phí, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác phòng, chống tội phạm hàng gian, hàng giả còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác chống hàng gian, hảng giả cần sự chung tay giúp sức của các hiệp hội, doanh nghiệp nhưng có doanh nghiệp bị làm giả sản phẩm còn thờ ơ, không tố giác tôi phạm và chưa phối hợp với lực lượng chức năng đê xử lý. Ngoài ra, vì lợi nhuận hoạt động hàng gian, hàng giả lớn nên đôi tượng dùng mọi thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh, bất chấp pháp luật để hoạt động, khi đối tượng bị cơ quan chức năng bắt giữ thường .không chịu khai báo; khai báo sai, quanh co, đổ lỗi cho những đối tượng đã bỏ trốn họặc những đối tượng người nước ngoài gây ra những khó khăn trong công tác phát hiện, điều tra tội phạm.

    Để nâng cao hiệu quả ữong công tác phòng, chống hàng gian, hàng giả trong thời gian tới Bộ cổng an sẽ tiếp tục thực hiện một số giải pháp sau:

    Một là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghi quyết 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ ve việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Tập trung vào phát hiện, điều tra, ừiệt phá các đường dây, 0 nhóm, và đối tượng chủ mưu cầm đầu.

    Hai là, tăng cường công tác phối họp với các lực lượng chức năng như Hải quan, Biên phòng, Cảnh sát biển và các cơ quan thanh tra chuyên ngành ... để tao thành sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng từ trung ương đến địa phương kiên quyết đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm hàng gian, hàng giả.

    Ba là, tích cực tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao tinh thần cảnh giác phòng, chống tội phạm hàng gian, hàng giả. Công tác tuyên truyền, không chi có cơ quan báo chí tiến hành mà còn phải có sự tham gia của các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân. Biện pháp tuyên truyền cần phải được đổi mới, đa dạng hóa và tiến hành cụ thể trên từng lĩnh vực, phù hợp vói nhận thức của người dân. Bên canh đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp người tiêu dùng trang bị kiến thức “tiêu dùng thông minh” nhận biết được hàng giả, hàng kém chất lượng, tránh trở thành nạn nhân của hàng gian, hàng giả.

    Bốn là, Việt Nam có đướng biên giới trải dài giáp với Trung Quốc, nơi được coi là trung tâm hàng gian, hàng giả của thế giới. Việc đặt gia công hàng giả để vận chuyên theo đường tiểu ngạch, đường mòn, lối mở xâm nhập vào thị trường nội địa tương đối dễ dàng và khó kiểm soát. Vì vậy, nhà nước cần sửa đổi quy định pháp luật theo hướng tăng mức phạt đủ sức răn đe để xử lý các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả. Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành cho phù hợp vói các quy đinh của pháp luật.

    Năm là, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương về nghiêp vụ nhằm phát hiện, bắt giữ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về hàng gian, hàng giả, góp phần thúc đẩy sản xuất, bảo vệ quyền lợi nguòi tiêu dùng và sản xuất kinh doanh chân chính, từng bước tạo lập được môi trường kinh doanh lành mạnh và bình đăng.

Ý kiến bạn đọc (0)