Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020
Cũng theo phản ánh của Công ty TNHH Caesar, hiện không có sự thống nhất giữa các cấp về việc xử lý C/O theo quy định của pháp luật; không quy định thống nhất hình thức và nội dung của C/O giữa tổ chức cấp C/O ở Trung Quốc và cơ quan chấp nhận C/O là Hải quan Việt Nam.
Về vấn đề này, Cục Hải quan Đồng Nai có ý kiến như sau:
Căn cứ Điểm c.3, Khoản 2, Điều 26 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, "Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ trong trường hợp có khác biệt nhỏ, không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ và bản chất xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu, bao gồm:
c.1) Lỗi chính tả hoặc đánh máy;
c.2) Khác biệt trong cách đánh dấu tại các ô trên C/O: đánh dấu bằng máy hoặc bằng tay, đánh dấu bằng “x” hay “√”, nhầm lẫn trong việc đánh dấu;
c.3) Khác biệt nhỏ giữa chữ ký trên C/O và chữ ký mẫu;...".
Việc kiểm tra C/O ngoài khác biệt nhỏ về chữ ký trên C/O và chữ ký mẫu, cơ quan hải quan còn phải kiểm tra các tiêu chí khác, để xác định tính chất xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu, bảo đảm điều kiện hưởng ưu đãi. Hiện không có quy định thống nhất giữa hải quan và doanh nghiệp như thế nào là khác biệt nhỏ về chữ ký.
Tuy nhiên, hiện nay có một số C/O có dữ liệu trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp thì cơ quan hải quan sẽ không kiểm tra dấu và chữ ký của nơi cấp như C/O mẫu AK do Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc cấp; C/O mẫu AK do Hải quan Hàn Quốc cấp.
Trong thời gian tới, khi các quốc gia khác triển khai thực hiện dữ liệu trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp, cơ quan hải quan cũng sẽ không kiểm tra dấu và chữ ký của nơi cấp.
Về thời hạn xác minh xuất xứ hàng hóa
Theo Điểm b, Khoản 3, Điều 26 Thông tư số 38/2015/TT-BTC về thời hạn xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, “Việc xác minh phải được hoàn thành trong thời gian sớm nhất nhưng không quá 150 ngày kể từ thời điểm người khai hải quan nộp bộ hồ sơ hải quan hoặc kể từ thời điểm cơ quan thực hiện việc xác minh đối với các nghi vấn phát hiện trong quá trình kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác về thời hạn xác minh.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ của nước xuất khẩu trả lời kết quả xác minh quá thời hạn nêu trên, cơ quan hải quan căn cứ kết quả xác minh để xử lý theo quy định tại Điểm d Khoản này...".
Như vậy, thời hạn xác minh chậm quá 150 ngày thuộc trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận xuất xứ của nước xuất khẩu, không phải do các cơ quan quản lý của Việt Nam.
Tuy nhiên, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cơ quan hải quan không từ chối C/O ngay khi quá hạn 150 ngày mà vẫn chờ kết quả xác minh, nếu phù hợp sẽ chấp nhận C/O cho doanh nghiệp. Đề nghị doanh nghiệp làm việc với phía đối tác nước ngoài để đề nghị bên cấp C/O sớm có kết quả xác minh.
C/O được cấp theo từng lô hàng nhập khẩu, do đó sai sót của C/O này không thể áp dụng tương tự cho C/O khác. Vì vậy, tùy theo sai sót của từng C/O mà có hướng dẫn xử lý khác nhau. Về nguyên tắc thì phải thống nhất giữa các cấp về việc xử lý C/O theo quy định của pháp luật.
Về hình thức và nội dung của C/O ở Trung Quốc (C/O form E) là thực hiện thống nhất theo Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công Thương, không có khác biệt như trình bày trên của doanh nghiệp.