Thông tư 05 nêu rõ, thuốc được đưa vào danh mục phải đáp ứng một trong các nguyên tắc, tiêu chí: Thuốc, sinh phẩm tham chiếu thuộc danh mục thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu do Bộ Y tế công bố.
Thuốc chỉ có 1 hoặc 2 hãng sản xuất theo dạng bào chế (riêng vaccine cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng chỉ có 1 hoặc 2 hãng sản xuất theo thành phần vaccine, công nghệ sản xuất vaccine).
Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2024/TT-BYT quy định danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá. Ảnh: TL.
Thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được đưa vào danh mục phải đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí sau đây: Thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được lưu hành hợp pháp tại Việt Nam; thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chỉ có 1 hoặc 2 hãng sản xuất theo nguyên lý, công nghệ hoặc mục đích sử dụng.
Danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá có: Danh mục thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu được áp dụng hình thức đàm phán giá với 597 loại; danh mục thuốc có từ một 1 đến hai 2 hãng sản xuất được áp dụng hình thức đàm phán giá gồm 30 thuốc, vaccine.
Danh mục thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này có 4 loại.
Theo Thông tư 05, căn cứ theo Điều 8 Thông tư 05 quy định khi xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, ngoài việc phải tuân thủ theo các quy định tại Điều 39 Luật Đấu thầu thì còn phải tuân thủ những yêu cầu như sau:
Về tên gói thầu: Gói thầu thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm áp dụng hình thức đàm phán giá có thể có một hoặc nhiều thuốc, thiết bị y tế, vật lư xét nghiệm; mồi thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm là một phần của gói thầu.
Thông tư 05 quy định, hằng năm, căn cứ danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và kế hoạch tổ chức đàm phán giá, đơn vị đàm phán giá có trách nhiệm xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo hình thức đàm phán giá.
Trường hợp gói thầu được phân chia thành nhiều phần thì tên của mỗi phần phải phù hợp với thông tin của phần đó.
Các thông tin cụ thể đối với thuốc trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau: Đối với thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu: Tên thuốc; đối với nồng độ hoặc hàm lượng; dạng bào chế; đơn vị tinh; số lượng; đơn giá và tổng giá trị của thuốc đó.
Các thông tin cụ thể đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau: Tên thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm; chủng loại; đơn vị tính; số lượng; đơn giá và tổng giá trị của thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm.
Về giá gói thầu: Được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 24/2024/NĐ-CP. Trường hợp nếu gói thầu được thành nhiều phần thì ngoài việc ghi tổng giá trị của gói thầu, mỗi phần cũng đều phải được ghi rõ đơn giá và tổng giá trị của phần đó.
Bên cạnh đó, căn cứ dùng để xác định giá gói thầu phải được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 24/2024/NĐ-CP. Đơn giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu do đơn vị đàm phán giá đề xuất và chịu trách nhiệm về sự phù hợp…
Theo Văn Nam (Thời báo Tài chính)
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/quy-dinh-tieu-chi-thuoc-vat-tu-y-te-duoc-dam-phan-gia-khi-mua-sam-151891.html