Sổ hồng là cách gọi của người dân theo màu sắc của sổ còn trong luật pháp được quy định là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Sổ hồng được cấp bởi Bộ Tài Nguyên và Môi trường theo Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường và Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính Phủ.
Sổ hồng được chia thành 2 loại: sổ hồng riêng và sổ hồng đồng sở hữu.
So sánh sổ hồng và sổ hồng đồng sở hữu
- Chủ sở hữu
Sổ hồng đồng sở hữu: Từ hai người trở lên không có quan hệ vợ chồng hay con cái, sổ được cấp cho từng cá nhân có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Sổ hồng riêng: Một hay 2 người trở lên có quan hệ vợ chồng, quan hệ con cái cùng đứng tên trên một sổ.
- Điều kiện cấp
Sổ hồng đồng sở hữu: Từ 2 người trở lên, không có quan hệ vợ chồng hoặc con cái với nhau.
Thỏa thuận mảnh đất là tài sản chung hoặc cùng góp tiền mua và yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận cho các chủ thể này cùng có quyền.
Diện tích thửa đất không đủ điều kiện để tách thành nhiều thửa độc lập hoặc diện tích thửa đất quá nhỏ không đủ điều kiện để được cấp sổ thì có thể hợp thửa với người khác để có sổ.
Sổ hồng riêng: Một hay 2 người trở lên có quan hệ vợ chồng, quan hệ con cái cùng đứng tên trên một sổ. Diện tích đủ điều kiện theo quy định của Luật đất đai theo từng khu vực, vùng miền.
- Quyền hạn của chủ thể
Sổ hồng đồng sở hữu: Khi thực hiện các giao dịch làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng, quyền sở hữu của các chủ thể sẽ không do một trong số người chủ sở hữu định đoạt mà cần có sự đồng ý của các bên sở hữu còn lại. Điều này là để bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.
Sổ hồng riêng: Khi thực hiện các giao dịch làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng, quyền sở hữu thì chỉ cần có quyết định của một người (người đứng tên trên sổ) hoặc đồng nhất ý kiến của cả vợ chồng, con cái (toàn bộ người đứng tên trên sổ).