Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Từ ngày
Đến ngày
Nội dung kiến nghị Đơn vị kiến nghị Công văn / ngày tháng Đơn vị phản hồi Công văn / ngày tháng Tình trạng
Đề nghị Chính phủ cho phóng viên, lao động cơ quan báo chí trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thông tin, truyên truyền về phòng, chống dịch là người lao động tham gia phòng, chống dịch và được hưởng một số chế độ đặc thù theo Nghị quyết số 37/NQ-CP. Tuỳ từng trường hợp cụ thể được áp dụng các mức phụ cấp theo quy định: - Phụ cấp cho đối tượng tiế xúc với người lây nhiễm đối với phóng viên tiếp xúc với người lây nhiễm; - Phụ cấp cho người thực hiện nhiệm vụ (không phải là chuyên môn y tế) tại cơ sở cách ly tập trung đối với phóng viên làm nhiệm vụ tác nghiệp tại các khu cách ly tập trung; - Phụ cấp cho người làm công tác thường trực chống dịch đối với phóng viên và cán bộ cơ quan báo chí làm công tác thường trực viết, đưa tin, bài về phòng chống dịch bệnh. Bộ Thông tin và Truyền thông

0728/ PTM - KHTH

26/05/2020

Bộ Tài chính

6696/ BTC - HCSN

04/06/2020

Đã phản hồi
Chính quyền địa phương (sở, ngành) cần sớm triển khai các chính sách, gói hỗ trợ trên tinh thần chỉ đạo của Chính phủ theo tình hình thực tế trên địa bàn. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Ngãi

0728/ PTM - KHTH

26/05/2020

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Chưa phản hồi
Người tiêu dùng tích cực hưởng ứng cuộc vận động của UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Các Doanh nghiệp

0728/ PTM - KHTH

26/05/2020

Mặt trận Tổ quốc Việt nam

Chưa phản hồi
Về phía cộng đồng doanh nghiệp, bên cạnh những biện pháp cấp bách trước mắt là thực hiện các giải pháp cắt giảm chi phí; chú trọng khai thác thị trường trong nước; tăng cường liên kết các hiệp hội thúc đẩy phát triển thị trường nội bộ trong các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp; đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, những biện pháp dài hạn cũng cần phải tích cực triển khai là: Thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp; chuyển đổi số; tìm kiếm các mô hình và phương thức kinh doanh mới; quản trị doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững. Các Doanh nghiệp

0728/ PTM - KHTH

26/05/2020

Chính phủ

Chưa phản hồi
Về phía Nhà nước, đề nghị cần thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế mạnh mẽ hơn và sớm tổ chức nghiên cứu các chủ trương, cơ chế, chính sách để đón đầu cơ hội trong việc tái cấu trúc nền kinh tế, khi mà dịch bệnh bị đẩy lùi, trong đó chú trọng thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, phát triển công nghiệp hỗ trợ (cần sớm có Luật về công nghiệp hỗ trợ), việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, các kho dự trữ cho các ngành sản xuất đặc biệt là nông sản thực phẩm, thủy sản, tăng cường công nghiệp chế biến,… là những hướng đi quan trọng. Các Doanh nghiệp

0728/ PTM - KHTH

26/05/2020

Văn phòng Chính Phủ

Chưa phản hồi
Đối với các doanh nghiệp đã có khoản đóng góp, ủng hộ Chính phủ trong các hoạt động chống dịch, các chi phí này nên xem xét được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, các chi phí phát sinh trong phòng chống dịch cũng cần được khấu trừ khi tính thuế thu nhập DN. Các Doanh nghiệp

0728/ PTM - KHTH

26/05/2020

Bộ Tài chính

10730/BTC-TCT

07/09/2020

Đã phản hồi
Khuyến khích sản xuất và dịch vụ trong nước để bình ổn dòng tiền, thuộc về những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các khoản hỗ trợ doanh nghiệp bao gồm huấn luyện và cải thiện quy trình sản xuất, để sản phẩm vừa có thể tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, như các doanh nghiệp khởi nghiệp phần mềm, cải thiện sản phẩm nông sản để xuất khẩu (vận dụng EVFTA và với thị trường Mỹ đang thiếu trầm trọng hàng hóa nông sản thực phẩm mà Việt Nam có thể sản xuất và xuất được ngay). Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp nên dành cho những doanh nghiệp có kế hoạch hoạt động và đóng góp vào tăng trưởng. Đây là ngân sách hỗ trợ chứ không cứu trợ, cho nên nếu doanh nghiệp nào tìm được giải pháp tăng trưởng cho tình hình mới thì nên hỗ trợ (ví dụ một số DN sản xuất ô tô chuyển đổi dây chuyền sang sản xuất máy thở…) Các Doanh nghiệp

0728/ PTM - KHTH

26/05/2020

Bộ Tài chính; Bộ Công thương

Chưa phản hồi
Về nông nghiệp, Theo đó, cần xây dựng bảng quy hoạch/báo cáo sau quy hoạch nông thôn mới, chỉ rõ giới hạn địa chính cho khu vực là dân cư, canh tác và chế biến thương mại dịch vụ. Hiện quy hoạch nông thôn mới chỉ là 19 tiêu chí tập trung vào điện, đường, trường, trạm chứ chưa chú trọng vào phát triển thị trường cung cấp cho nông nghiệp. Hiệp Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội

0728/ PTM - KHTH

26/05/2020

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chưa phản hồi
Ngành công nghiệp Dệt may, da giày phải xác định các điều kiện về sản xuất an toàn. Các hiệp hội ngành hàng cần làm việc với nhau xem mức độ ảnh hưởng doanh nghiệp thế nào, tình trạng hiện nay nếu khôi phục sản xuất, trở lại trạng thái bình thường thì doanh nghiệp cần cái gì, ở mức độ như thế nào. Cần đánh giá lại vị thế, vai trò của từng thị trường, ngành hàng để có giải pháp thiết thực, hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp ngành dệt may

0728/ PTM - KHTH

26/05/2020

Bộ Công thương

6760/BCT-KH

11/09/2020

Đã phản hồi
Về việc bỏ yêu cầu cập nhật thông tin (mã số tiếp nhận) thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản quy định tại Điều 12, 13 của Thông tư số: 26/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Kiến nghị của các doanh nghiệp

0483/PTM - VP

10/04/2020

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chưa phản hồi
Từ ngày
Đến ngày