Nhà chung cư là một khu nhà có 2 tầng trở lên, bao gồm nhiều căn hộ, có cầu thang chung, lối đi chung, bao gồm phần sở hữu riêng và sở hữu chung… nên theo đó, tại điều 6 của Luật nhà ở 2014, chủ sở hữu 1 căn nhà chung cư bị nghiêm cấm điều sau:
”Nghiêm cấm chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật, lấn chiếm không gian và các phần sở hữu chung, hoặc của các chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức. Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực, hoặc tự ý thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư".
Theo điều luật trên, thì gia chủ sở hữu chung cư sẽ phải xin giấy phép ở 1 vài hạng mục, và một vài hạng mục không phải xin giấy phép cụ thể như:
Hạng mục không phải xin giấy phép khi sửa chữa chung cư
Căn cứ vào Luật xây dựng, thì chủ sở hữu chung cư không phải xin giấy phép xây dựng trong các trường hợp cụ thể như:
Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình; Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
Hạng mục phải xin giấy phép xây dựng khi sửa chữa chung cư
Hạng mục phải xin giấy phép khi sửa chữa chung cư bao gồm các hạng mục thay đổi kết cấu chịu lực, thay đổi phần kết cấu riêng trong căn chung cư. Để thực hiện cải tạo sửa chữa, gia chủ bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng và sự đồng ý của chủ đầu tư căn chung cư.
Hướng dẫn làm hồ sơ xin cấp phép đối với hạng mục sửa chữa chung cư
Nếu gia chủ cần xin giấy phép để sửa chữa cải tạo hạng mục kết cấu chịu lực, hoặc thay đổi kết cấu thiết kế chung cư, thì gia chủ làm hồ sơ xin cấp giấy phép nhanh chóng và dễ dàng như sau:
Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình. Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật. Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.