Tên kiến nghị: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động
Tình trạng: Đã phản hồi
Đơn vị kiến nghị: Amcham (Phòng TM Hoa Kỳ tại VN)
Công văn: 0874/PTM - VP, Ngày: 20/04/2017
Nội dung kiến nghị:
Để tiếp tục thu hút đầu tư và nâng cao các kỹ năng của người lao động, Chính phủ nên tiến hành thêm nhiều hành động để hiện đại hóa và nâng cấp chương trình giảng dạy quốc gia, đặc biệt là ở việc dạy nghề và cấp bậc Đại học.
Đơn vị phản hồi: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Công văn: 1833/ LĐTBXH - PC, Ngày: 12/05/2017
Nội dung trả lời:
Để cải thiện chương trinh đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và tiến trình hội nhập Khu vực ASEAN và quốc tế, trong thời gian qua Bộ Lao động 1 Thương binh và Xã hội đã thực hiện các nội dung cụ thể sau:
- Đổi mới cấu trúc chương ừình dạy nghề từ chương trình tách biệt giữa lý thuyết và thực hành sang chương trình đào tạo theo mô đun được tích hợp kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp.
- Việc thiết kế, xây dựng chương trình dạy nghề được xuất phát từ thực tiễn sản xuất, dựa trên Cơ sở các tiêu chuẩn kỹ năng nghề hoặc chuẩn năng lực thực hiện theo phương pháp phát triển chương trình tiên tiến của thế giới, gắn với vị trí làm việc của người lao động hoặc dựa vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề với sự tham gia của các doanh nghiệp, tăng thời lượng thực hành (chiếm khoảng 70%), tăng thời gian thực tập tại doanh nghiệp: các cơ sở dạy nghề đã huy động các doanh nghiệp tham gia vào việc xây dựng, chương trình đào tạo, ngân hàng đề thi tốt nghiệp, tham gia vào qúa trình tổ chừc giảng dạy, đánh giá kết quả đầu ra.
- Ngoài ra, Bộ còn chỉ đạo các trường thành lập bộ phận quan hệ doanh nghiệp; bộ phận này ngoài việc kết nối với doanh nghiệp để tìm đầu ra cho người học tốt nghiệp, còn phải tiếp nhận những nguyện vọng, yêu cầu của doanh nghiệp về kiến thức, kỹ năng, thái độ... để đưa vào chương trình đào tạo cho phù hợp.
- Thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp (GDNN): các cơ sờ hoạt động giáo dục nghề nghiệp được phép chủ động xây dựng chương trình đào tạo cho cơ sở mình (giao quyền tự chủ cho các trường xây dựng chương trình) dựa trên quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trinh độ trung cấp, trình độ cao đẳng, phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam và tiếp cận với Khung trình độ Khu vực ASEAN và quốc tế nhằm đảm bảo GDNN chuyên manh đào tạo theo hướng chuyển từ "cung" sang "cầu", gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, tạo việc làm và việc làm bền vững. Đồng thời các trường cũng được phép tùy chọn phương thức tổ chức đào tạo theo hướng mở, linh hoạt (có thể đào tạo theo niên chế, theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ) phù hợp với điều kiện và năng lực của cơ sở GDNN.
- Để tiếp cận với trình độ đào tạo của Khu vực ASEAN và thế giới, đã lựa chọn áp dụng chương trình đào tạo của các nước phát triển phù hợp với Việt Nam để chuyển giao đồng bộ về tiêu chuẩn năng lực; chương trình; tài liệu học tập, giảng dạy; công cụ đánh giá kết quả học tập; danh mục máy móc, thiết bị. Đến nay, đã chuyển giao được 12 bộ chương trình của 12 nghề cấp độ quốc tế từ úc (hiện đang tổ chức đào tạo thí điểm tại 25 trường cho 41 lớp với khoảng gần 900 sinh viên) và đang thực hiện chuyển giao 22 bộ chương trình từ Đức để đưa vào thí điểm đào tạo tại các trường cao đẳng nghề theo kế hoạch được phê duyệt tại Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 28/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
- Việc đào tạo tiếng Anh cho học sinh, sinh viên trước đây đã được chú trọng, quan tâm đưa vào chương trình môn học chung, đồng thời trong nhiều nghề tùy theo yêu cầu, tiếng Anh chuyên ngành đã được đưa vào chương trình đào tạo để tăng cường năng lực tiếng Anh cho học sinh, sinh viên. Với các chương trình cấp độ quốc tế, yêu cầu về tiếng Anh đầu vào và đầu ra đối với học sinh, sinh viên được áp dụng theo Khung năng lực ngoại ngữ Châu Âu hoặc Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Giáo viên dạy ngoại ngữ, dạy chuyên môn tại các trường cao đẳng, trung cấp cũng được bồi dưỡng, cập nhật nâng cao trình độ, nghiệp vụ ngoại ngữ theo Đề án Ngoại ngữ đến năm 2020 để đảm bảo đạt chuẩn giảng dạy cho các chương trình đào tạo cấp độ quốc tế vả trong nước.