Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020
Bà Nguyễn Thị Mùi là nhân viên thư viện trường trung học cơ sở thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Bà Mùi hỏi, theo Công văn số 5174/HD-BVHTT và Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT, rường hợp của bà có được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại không? Nếu bà được hưởng thì mức hưởng là bao nhiêu? Việc hưởng chế độ phụ cấp độc hại trong hè quy định như nào?
Về vấn đề này, UBND huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai có ý kiến như sau:
Căn cứ Quyết định số 01/2003/BGD&ĐT ngày 2/1/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông;
Căn cứ Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT ngày 21/2/2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hoá - thông tin.
Thực hiện Công văn số 2002/SGDĐT-TCCB ngày 28/10/2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai hướng dẫn chế độ phụ cấp đối với nhân viên làm thư viện đang công tác tại các cơ sở giáo dục thì đối với cán bộ, công chức, viên chức, quy định các chế độ phụ cấp được hưởng như sau:
Kể từ ngày 1/9/2009, cán bộ thư viện không được hưởng phụ cấp ưu đãi theo Công văn số 500/LT/GDĐT-NV-TC ngày 31/3/2006 của Liên Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ và Sở Tài chính Đồng Nai để hưởng phụ cấp theo Công văn số 2002/SGDĐT-TCCB ngày 28/10/2009; (cơ sở để bỏ phụ cấp ưu đãi theo khu vực trước đây).
Mức tính phụ cấp độc hại
Mức tính phụ cấp độc hại thực hiện theo Công văn số 2002/SGDĐT-TCCB ngày 28/12/2009
- Mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Hệ số 0,2 so với lương tối thiểu.
- Cách tính và chi trả phụ cấp:
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm, nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng ½ ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc.
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Chế độ và mức bồi dưỡng bằng hiện vật
Căn cứ Điểm a, Khoản 2, Điều 2 và Điểm b, Khoản 4, Điều 3 Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại như sau:
"Điều 2. Điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng...
2. Mức bồi dưỡng:
a) Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
- Mức 1: 10.000 đồng;
- Mức 2: 15.000 đồng;
- Mức 3: 20.000 đồng;
- Mức 4: 25.000 đồng....".
"Điều 3. Nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật...
4. Mức bồi dưỡng cụ thể đối với từmg người lao động được xác định như sau:...
b) Người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (10.000 đồng) đối với người lao động làm các công việc không thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiếm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiếm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, nhưng đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiếm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm...".
Vì vậy, căn cứ Điểm a, Khoản 2, Điều 2 và Điểm b, Khoản 4, Điều 3 người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (10.000 đồng) hay mức 2 (15.000 đồng) đối với nhân viên thư viện trường học.
Việc hưởng chế độ phụ cấp độc hại trong hè: Theo quy định của Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT ngày 21/2/2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch); cách tính và chi trả phụ cấp độc hại, bồi dưỡng bằng hiện vật đối với nhân viên thư viện được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
Theo Chinhphu.vn