Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Một số nội dung của Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi

Thứ bẩy, 14-03-2019 | 08:36:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Một số nội dung của Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Ông Nguyễn Xuân Hồng Địa chỉ; số 69/6, Ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh, TP Hà Nội

Công văn: 0449/PTM - VP, Ngày: 13/03/2019

Nội dung kiến nghị:

Những điều bất cập nhất hiện nay đã và đang bị lợi dụng vẫn chưa được sửa đổi và bổ sung sau đây:

  1. 1. Điều 147 và Điều 161 quy định về điều kiện để khởi kiện là: “Khi thấy nội dung của nghị quyết vi phạm pháp luật và không thực hiện đúng theo quy định của luật, cổ đông hoặc nhóm cổ đông muốn khởi kiện thì phải có ít nhất: 10% (Điều 147) và 1% (Điều 161) tổng số cổ phần có quyền biểu quyết

- Đây là 2 điều hết sức bất cập, trái với điều 30 hiến pháp 2013 vẫn chưa được nghiên cứu sửa đổi.

- Những quy định này đồng nghĩa với việc: Tạo điều kiện, động viên, khuyến khích và che chở cho những kẻ vi phạm pháp luật, chống lại chủ chương quét sạch tham nhũng của Đảng ta.

- Việc sửa và bổ sung Luật sẽ không còn ý nghĩa khi mà: Hội đồng quản trị vẫn được che chở để ngang nhiên vi phạm pháp luật, xâm hại đến tài sản của cổ đông và tước đoạt nguồn thu của ngân sách nhà nước trong khi: Cổ đông bị trói tay bởi những quy định này cùng với Điều 57 Luật chứng khoán về bảo mật, không cho phép cổ đông có quyền tiếp cận thông tin để thành nhóm khởi kiện.

- Tại sao kẻ vi phạm pháp luật và không thực hiện luật, muốn chống lại những việc làm sai trái đó cổ đông phải có 10% tổng số cổ phần giá trị hàng trăm thậm trí hàng nghìn tỷ đồng ?

- Những quy định này đồng nghĩa với việc yêu cầu cổ đông tự mình bay lên trời để đi tìm công lý.

- Muốn không bị kiện thì yêu cầu hội đồng quản trị nghiêm túc thực hiện đúng những điều mà luật đã quy định.

- Nếu không sửa những điều này tham nhũng sẽ là cấp số nhân, nhất là đối với những công ty cổ phần không còn vốn và sự kiểm soát của nhà nước.

- Để tránh một số cổ đông lợi dụng để kiện bừa, đề nghị bổ sung thêm: Bên thua kiện phải chịu án phí đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của đơn vị khởi kiện.

- Nếu hội đồng quản trị vi phạm pháp luật và không thực hiện đúng luật ngoài việc bị khởi kiện, cổ đông còn có quyền tố cáo đến các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Để giữ nghiêm kỷ cương phép nước, đề nghị bỏ quy định 10% (Điều 147) và 1% (Điều 161) tổng số cổ phần.

  1. Điều 149 khoản 2 điểm h và Điều 162 khoản 2:

2 Điều này quy định hội đồng quản trị có quyền bán tài sản của cổ đông với giá trị nhỏ hơn 35% tổng số tài sản. Nếu cho phép hội đồng quản trị được quyền bán tài sản như hiện nay, không cần thông qua đại hội đồng cổ đông thường niên thì: Hội đồng quản trị công ty sẽ bán tài sản của cổ đông cho chính họ và con cháu với giá 0 đồng, qua 3 lần bán là hết sạch tài sản của cổ đông. Đề nghị bỏ quy định tại 2 Điều này.

  1. Điều 158 Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc:

Hiện nay hội đồng quản trị đã và đang lợi dụng điều 158 để cho phép mình không những được hưởng lương mà còn được hưởng 2 lần thù lao trước và sau thuế, bình quân mỗi tháng mấy trăm triệu đồng cho mỗi thành viên.

- Người quản lý không chuyên trách ngồi nhà không tham gia điều hành, ngoài 2 lần thù lao họ còn được hưởng lương như người tham gia điều hành.

- Người quản lý chuyên trách ngoài lương họ còn được hưởng 2 lần thù lao. Để tránh bị lợi dụng tôi đề nghị nói rõ:

+ Tiền thù lao trả cho thành viên hội đồng quản trị và người quản lý khác không chuyên trách.

+ Tiền lương trả cho người quản lý chuyên trách là giám đốc hoặc tổng giám đốc và người quản lý khác.

Tiền lương, tiền thù lao, tiền thưởng trả cho thành viên hội đồng quản trị và người quản lý khác do chủ sở hữu là đại hội đồng cổ đông thường niên quyết định và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính.

Nguyên nhân: Chủ tịch hội đồng quản trị là người được chủ sở hữu thuê sẽ không có quyền lấy tiền của cổ đông để trả lương cho giám đốc hoặc tổng giám đốc, chủ sở hữu (cổ đông) mới là người có quyền.

Hội đồng quản trị đã và đang lợi dụng Điều 158 nói chưa rõ ràng và được quyền để trả lương, thưởng và thù lao cho chính mình, không theo kết quả và hiệu quả kinh doanh dẫn đến: Thua lỗ không còn lợi nhuận để trả cổ tức cho cổ đông và tước đoạt nguồn thu của ngân sách nhà nước qua thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Hiện nay đối với công ty cổ phần có vốn của nhà nước thì nhà nước nắm quyền phê duyệt quỹ tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi cho người lao động trong đó có giám đốc hoặc tổng giám đốc.

  1. Điều 135 đại hội đồng cổ đông Khoản 2 cần bổ sung: Đại hội đồng cổ đông có quyền phê duyệt:

Quỹ tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi cho người lao động và người quản lý chuyên trách. Tiền thù lao, tiền thưởng cho người quản lý không chuyên trách theo kết quả và hiệu quả kinh doanh. Hiện nay quỹ tiền lương trả cho người lao động trong đó có giám đốc chưa quy định ai là người phê duyệt quỹ này.

  1. Điều 144 Điều kiện để nghị quyết được thông qua khoản 2 cần bổ sung:

- Các nghị quyết khác không liên quan đến tài sản và lợi ích của cổ đông thì nghị quyết được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tống số biểu quyết tán thành.

- Những người có liên quan và lợi ích có liên quan không có quyền biểu quyết về những việc liên quan đến lợi ích.

  1. Ban kiểm soát:

- Nếu ban kiểm soát là người thân của hội đồng quản trị, chính họ là những người có liên quan sẽ không bao giờ chống lại những việc làm sai trái của người thân.

- Nếu ban kiếm soát là những người đang làm việc tại công ty khi mà: Công ăn việc làm và mọi quyền lợi của họ luôn phụ thuộc vào hội đồng quản trị thì chính họ là những người che chở cho hội đồng quản trị.

- Chắc chúng ta vẫn chưa quên bài học vào những năm 90 của thế kỷ trước, nhà nước cho lập ban kiểm toán nội bộ đã bị ban lãnh đạo doanh nghiệp vô hiệu hóa rồi tự giải tán.

Chính từ thực tiễn hiện nay khi mà ban kiểm soát không những không có tác dụng mà còn mất oan tiền thù lao, đề nghị bổ sung thêm: Thành viên ban kiểm soát không phải là người thân của hội đồng quản trị, là những người không làm việc tại công ty.


Đơn vị phản hồi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Công văn: 2977/BKHĐT - PTDN, Ngày: 09/05/2019

Nội dung trả lời:

Bộ KHĐT đã nhiều lần trao đổi trực tiếp với Ông Nguyễn Xuân Hồng về các nội dung này, đồng thời nghiên cứu, xem xét tiếp thu các kiến nghị của ông Hồng trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi.

Ý kiến bạn đọc (0)