Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Lái xe taxi trong trường hợp nào được trợ cấp khó khăn?

Thứ hai, 29-11-2021 | 15:20:00 PM GMT+7 Bản in
(Chinhphu.vn) - Ông Nguyễn Tiến Thành (Bắc Ninh) là lái xe taxi bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19. Ông hỏi, ông có được nhận hỗ trợ không?

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh trả lời vấn đề này như sau:

Các chính sách hỗ trợ trường hợp là lao động có ký hợp đồng

Trường hợp ông Nguyễn Tiến Thành là người lao động theo hợp đồng lao động, làm công việc lái xe taxi:

Căn cứ Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 6/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg; người lao động có thể được hưởng các loại hỗ trợ với những điều kiện sau:

a) Điều kiện, đối tượng hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương:

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do thuộc một trong các trường hợp sau: Phải điều trị COVID-19, cách ly y tế, trong các khu vực bị phong tỏa, không thể đến địa điểm làm việc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19; do người sử dụng lao động bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc áp dụng các biện pháp không hoạt động/ngừng hoạt động/hoạt động hạn chế/hoạt động có điều kiện/hoạt động hạn chế, có điều kiện theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, hoặc bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch COVID-19 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:

- Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1/5/2021 đến ngày 31/12/2021.

- Đang tham gia BHXH bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH) tại tháng người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương hoặc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

b) Điều kiện, đối tượng, hỗ trợ người lao động ngừng việc

Người lao động được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

- Làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc vì lý do theo Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động và thuộc một trong các trường hợp sau: Phải điều trị COVID-19, cách ly y tế, trong các khu vực bị phong tỏa, không thể đến địa điểm làm việc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19; do người sử dụng lao động bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc áp dụng các biện pháp không hoạt động/ngừng hoạt động/hoạt động hạn chế/hoạt động có điều kiện/hoạt động hạn chế, có điều kiện theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, hoặc bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch COVID-19 từ 14 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

- Đang tham gia BHXH bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH) tại tháng người lao động ngừng việc hoặc tháng liền kề trước thời điểm người lao động ngừng việc.

Tùy từng loại hỗ trợ mà mức tiền hỗ trợ sẽ khác nhau. Ông Nguyễn Tiến Thành xem xét các điều kiện nêu trên, đối chiếu với tình hình thực tế để xác định và đề nghị doanh nghiệp/đơn vị nơi ông đang làm việc để làm các thủ tục hưởng hỗ trợ.

Căn cứ Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 1/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp; ông Nguyễn Tiến Thành có thể được hưởng hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp khi thuộc một trong các đối tượng sau:

- Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/9/2021 (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan BHXH). Không bao gồm các trường hợp sau: Người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân; người lao động đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ.

- Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 30/9/2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người đã có quyết định hưởng lương hưu hàng tháng.

Căn cứ tính mức hỗ trợ: Dựa trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động tại thời điểm ngày 30/9/2021 nhưng chưa được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Việc thực hiện rà soát đối tượng thuộc diện hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp do cơ quan BHXH và doanh nghiệp nơi ông làm việc thực hiện.

Lái xe taxi tự do không thuộc đối tượng nhận hỗ trợ

Trường hợp ông Nguyễn Tiến Thành lái xe taxi tự do, không theo hợp đồng lao động:

Căn cứ Quyết định số 331/QĐ-UBND ngày 24/9/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Người lao động lái xe gia đình nhận chở khách, chở hàng tự do, taxi gia đình, xe du lịch gia đình, xe taxi truyền thống thuộc đối tượng phải đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Do đó, người lao động này không thuộc diện hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 331/QĐ-UBND ngày 24/9/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do).

Theo Báo Chính phủ
https://baochinhphu.vn/Tra-loi-cong-dan/Lai-xe-taxi-trong-truong-hop-nao-duoc-tro-cap-kho-khan/454398.vgp
Ý kiến bạn đọc (0)