Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020
Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:
Theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2016 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập; các khoản chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm chi thanh toán cho cá nhân) thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ về chế độ tiền lương, phụ cấp đối với công chức, viên chức.
Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên, các đơn vị được trích các quỹ, trong đó có quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị...
Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập quyết định nội dung, mức chi các khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động từ nguồn quỹ phúc lợi và quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị theo quy định.
Trường hợp đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì các khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Cụ thể, tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN bao gồm:
“2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:
- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
Việc xác định 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế)”.
Theo Chinhphu.vn
http://baochinhphu.vn/Tra-loi-cong-dan/Khoan-chi-phuc-loi-co-duoc-tinh-vao-chi-phi-hoat-dong-san-xuat/390281.vgp