Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Khám sức khỏe định kỳ cho lao động khuyết tật ra sao?

Thứ ba, 29-09-2020 | 15:42:00 PM GMT+7 Bản in
Công ty mới đi vào hoạt động, trong đó có cả lao động là người khuyết tật. Xin hỏi quy định về khám sức khỏe cho lao động khuyết tật thế nào?

Trên đây là nội dung câu hỏi của bạn đọc có email luudoanxxx@xx gửi đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhờ tư vấn.

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:

Điều 152 Bộ Luật lao động 2012 quy định về chăm sóc sức khỏe cho người lao động như sau:

1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.

2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

3. Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.

4. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật.

5. Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.

6. Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế.

7. Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng.

Như vậy, đối với lao động là người khuyết tật thì phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

Tư vấn pháp luật

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.

Theo NAM DƯƠNG(Báo Lao động)
Ý kiến bạn đọc (0)