Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Hướng dẫn chuyên gia Nhật Bản nhập cảnh ngắn ngày vào Việt Nam

Thứ hai, 09-11-2020 | 12:00:00 PM GMT+7 Bản in
Từ ngày 1/11/2020, trên cơ sở Thỏa thuận giữa Việt Nam và Nhật Bản về áp dụng quy trình đi lại ngắn ngày, công dân Nhật Bản được phép nhập cảnh Việt Nam với mục đích đầu tư, quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao với thời hạn lưu trú dưới 14 ngày.

Đơn vị bà Nguyễn Thùy Linh (Hà Nội) có nhu cầu mời chuyên gia Nhật Bản đến Việt Nam làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày). Bà Linh hỏi, các phương án đưa đón, giám sát, lịch trình làm việc của chuyên gia phải được gửi đến UBND thành phố, Cục Quản lý xuất nhập cảnh xin cấp phép và phải được phê duyệt thì mới được nhập cảnh phải không?

Ngoài ra, thời điểm chuyên gia đến Việt Nam thì phải cách ly ở khách sạn (được cấp phép) là bao lâu thì được bắt đầu làm việc?

Về vấn đề này, Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao có ý kiến như sau:

Từ ngày 1/11/2020, trên cơ sở Thỏa thuận giữa Việt Nam và Nhật Bản về áp dụng quy trình đi lại ngắn ngày, công dân Nhật Bản được phép nhập cảnh Việt Nam với mục đích đầu tư, quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao với thời hạn lưu trú dưới 14 ngày.

Thủ tục xét duyệt thị thực đối với chuyên gia Nhật Bản nhập cảnh ngắn ngày được quy định tại “Hướng dẫn về việc đề nghị xét duyệt cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo bảo lãnh của cơ quan, tổ chức trong giai đoạn áp dụng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19” ban hành kèm Công văn số 3374/BCA-QLXNC ngày 2/10/2020 của Bộ Công an.

Theo đó, tại Mục III.1.b quy định hồ sơ xin thị thực nêu rõ cần có: Văn bản của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc cho phép người nước ngoài được nhập cảnh vào làm việc, thăm thân, học tập và phê duyệt phương án phương tiện đưa đón, cách ly…

Về thời điểm chuyên gia bắt đầu làm việc sau khi nhập cảnh Việt Nam theo “Hướng dẫn y tế phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày)” ban hành kèm theo Công văn số 4674/BYT-MT ngày 31/8/2020 của Bộ Y tế, trong đó nêu rõ:

- UBND cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt phương án, phương tiện đưa đón, cách ly, phương án an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong quá trình làm việc của chuyên gia (Mục V.2).

- … Khi có kết quả xét nghiệm âm tính, xem xét quyết định cho chuyên gia được phép làm việc tại địa phương (Mục IV.4.1.3 gạch đầu dòng thứ ba).

Như vậy, các chuyên gia sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính tại nơi lưu trú, có thể được xem xét làm việc tại địa phương và cần tuân thủ chương trình làm việc đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Theo Chinhphu.vn
http://baochinhphu.vn/Tra-loi-cong-dan/Huong-dan-chuyen-gia-Nhat-Ban-nhap-canh-ngan-ngay-vao-Viet-Nam/413235.vgp
 
Ý kiến bạn đọc (0)