Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020
Tên kiến nghị: Dự án xây dựng - vận hành – chuyển giao trong ngành điện
Tình trạng: Đã phản hồi
Đơn vị kiến nghị: JBAV (Hiệp hội doanh nghiệp Nhật bản tại Việt Nam)
Công văn: 0874/PTM-VP, Ngày: 20/04/2017
Nội dung kiến nghị:
Dự án xây dựng - vận hành – chuyển giao trong ngành điện
Nhu cầu điện dự kiến tăng ở mức 10% mỗi năm. Mô hình hợp tác công tư (PPP) / dự án xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT) góp phần vào việc giảm nợ công bằng cách sử dụng nguồn tài trợ khu vực tư nhân. Nguồn năng lượng tái tạo, như năng lượng mặt trời, gió và địa nhiệt, cần phải được thực hiện một cách hiệu quả
Đơn vị phản hồi: Bộ Công thương
Công văn: 4044/BCT - KH, Ngày: 09/05/2017
Nội dung trả lời:
Đối với việc áp dụng hình thức đầu tư PPP/BOT cho các dự án năng lượng tái tạo đã có nhiều cơ chế khuyến khích phát triển các loại hình năng lượng tái tạo như điện gió, điện sinh khối, điện từ chất thải rắn, điện mặt trời đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại các Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển dự án điện gió tại Việt Nam, Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam, Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn tại Việt Nam, Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Theo đó, giá bán điện từ các dự án này đã được tính theo đồng USD và Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm ưu tiên mua toàn lượng điện sản xuất của các dự án điện năng lượng tái tạo. Do đó, các dự án năng lượng tái tạo không áp dụng các biện pháp bảo lãnh của Chính phủ như chuyển đổi ngoại tệ... giống như các dự án điện BOT.