Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Đình công thế nào thì được coi là đúng luật?

Thứ hai, 06-07-2020 | 16:13:00 PM GMT+7 Bản in
Bạn đọc có email tutramxx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Thời gian qua, công ty tất cả công nhân chúng tôi phải thường xuyên tăng ca mà chưa được nhận tiền lương làm thêm giờ. Mặc dù chúng tôi đã có kiến nghị, nhưng công ty vẫn chưa trả tiền làm thêm giờ. Chúng tôi dự định đình công để phản đối. Trình tự đình công được quy định như thế nào?

Luật gia Đặng Thị Nụ - Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Điều 211 Bộ luật Lao động quy định về trình tự đình công như sau:

1. Lấy ý kiến tập thể lao động.

2. Ra quyết định đình công.

3. Tiến hành đình công.

Điều 213 Bộ luật Lao động quy định về thông báo thời điểm bắt đầu đình công như sau:

1. Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với phương án của ban chấp hành công đoàn đưa ra thì ban chấp hành công đoàn ra quyết định đình công bằng văn bản.

2. Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây:

a) Kết quả lấy ý kiến đình công;

b) Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;

c) Phạm vi tiến hành đình công;

d) Yêu cầu của tập thể lao động;

đ) Họ tên của người đại diện cho Ban chấp hành công đoàn và địa chỉ liên hệ để giải quyết.

3. Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, ban chấp hành công đoàn gửi quyết định đình công cho người sử dụng lao động, đồng thời gửi 01 bản cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, 01 bản cho công đoàn cấp tỉnh.

4. Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động không chấp nhận giải quyết yêu cầu của tập thể lao động thì ban chấp hành công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công.

 
Theo ĐẶNG NỤ(báo lao động)
Ý kiến bạn đọc (0)