Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020
Ảnh minh họa
Về vấn đề này, Bộ Công Thương có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, lĩnh vực xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia là dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư. Quy định này áp dụng chung cho cả nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước.
Điều kiện với nhà đầu tư trong nước và nước ngoài
Theo quy định tại mục 6 Phụ lục III danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài (Ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP nêu trên), lĩnh vực xây dựng và vận hành cảng sông, cảng biển, cảng hàng không, sân bay thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
Theo quy định tại mục 11 Bản cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này phải thông qua hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh; trong đó, tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không quá 51%.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực này phải thông qua hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh; trong đó, tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không quá 51%.
Đối với riêng hoạt động kinh doanh dịch vụ cảng biển, tại Biểu cam kết gia nhập WTO của Việt Nam cũng như các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể về khái niệm “dịch vụ cảng biển”, theo đó Biểu cam kết gia nhập WTO của Việt Nam chỉ cam kết đối với các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển bao gồm: Dịch vụ xếp dỡ côngtenơ; dịch vụ thông quan; dịch vụ kho bãi côngtenơ, đối với điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ lai dắt tàu biển hiện nay đã được quy định cụ thể tại Nghị định số 30/2014/NĐ-CP.
Ngoài ra, Nghị định số 87/2009/NĐ-CP cũng có quy định cụ thể về điều kiện của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh đối với ngành nghề vận tải đa phương thức tại Việt Nam, theo đó các doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí:
- Là doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đầu tư trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức;
- Có tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR (tức Quyền rút vốn đặc biệt - đơn vị tính toán do IMF quy định) hoặc có bảo lãnh tương đương;
- Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;
- Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức.
Thẩm quyền cấp phép và hồ sơ: UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.
Thanh Thủy (Diễn đàn cạnh tranh QG)