Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Đi làm không được trả lương, phải làm sao?

Thứ ba, 07-04-2020 | 16:40:00 PM GMT+7 Bản in
Bạn đọc có email billx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Hơn 10 người chúng tôi có làm cho một cơ sở lắp đặt máy điều hòa ở Hà Nội và bị nợ lương gần 300 triệu đồng. Giữa chúng tôi và cơ sở đó không có hợp đồng lao động bằng văn bản mà chỉ thỏa thuận miệng. Chúng tôi phải làm sao để đòi lại lương?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:

Điều 16 Bộ luật Lao động 2012 quy định về hình thức hợp đồng lao động như sau:

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này.

2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, những tranh chấp về tiền lương phải được hòa giải viên tiến hành hòa giải trước khi khởi kiện. Do đó, trước hết bạn cần làm đơn gửi Phòng LĐTBXH cấp huyện nơi cơ sở điều hòa đóng trụ sở (thường có hoà giải viên lao động) yêu cầu hoà giải về việc không được trả lương đầy đủ. Nếu sau 5 ngày làm việc kể từ khi gửi đơn mà hòa giải viên không hoà giải hoặc hoà giải không thành thì bạn được quyền khởi kiện cơ sở đó ra TAND cấp huyện nơi cơ sở đóng trụ sở để yêu cầu toà tuyên buộc cơ sở phải trả lương cho bạn đầy đủ.

 
Theo NAM DƯƠNG(Báo Lao động)
Ý kiến bạn đọc (0)