Tên kiến nghị: Đề xuất hỗ trợ về vốn vay, gia hạn thuế, phí công đoàn
Tình trạng: Chưa phản hồi
Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam và các Doanh nghiệp
Công văn: 0826/ PTM - KHTH, Ngày: 12/06/2020
Nội dung kiến nghị:
Các DN gặp khó khăn khi tiếp cận các gói hỗ trợ của Chính phủ
1.Kiến nghị hỗ trợ về vay vốn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí, tiếp cận gói vay mới… đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid 19 (trước hết là gói hỗ trợ tín dụng và 250 nghìn tỷ đồng) theo Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên khoảng 90% doanh nghiệp của Hiệp hội khi được hỏi đã trả lời khó tiếp cận vì có nhiều quy định phức tạp. Một số ít doanh nghiệp đã tiếp cận một số ngân hàng bước đầu cũng đã có ngân hàng đồng ý cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, tuy nhiên chính sách ưu đãi chưa được triển khai áp dụng đồng bộ, nhất quán trong hệ thống ngân hàng (phản ánh của Công ty cổ phần Bóng đèn điện quang, Công ty Viettronics Tân Bình). Ngân hàng Nhà nước nên có quy định cụ thể và cơ chế giám sát việc thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp của hệ thống ngân hàng, có thêm nhiều gói vay ưu đãi cho doanh nghiệp với nhiều ngân hàng khác nhau, đơn giản hóa thủ tục để linh hoạt vốn, nhất là đối với doanh nghiệp mới đầu tư, mới đưa vào hoạt động.
Gói hỗ trợ gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất bắt đầu từ tháng 3 năm 2020 trở đi căn cứ theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP, ngày 08/04/2020 của Chính phủ. Với gói hỗ trợ này 100% doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh đều mong muốn được hỗ trợ, tuy nhiên để hoàn thiện thủ tục xin gia hạn doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian chuẩn bị hồ sơ nên Hiệp hội mới nhận được phản ánh ảnh từ Công ty cổ phần phần Viettronics Tân Bình đã nộp hồ sơ đăng ký gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, sau khi nộp hồ sơ doanh nghiệp sẽ được giãn nộp thuế 05 tháng mà không cần cơ quan có văn bản chấp thuận. Hơn 50 doanh nghiệp khi được Hiệp hội gọi điện hỏi thì đều trả lời rất khó có thể đáp ứng các tiêu chí trên để được hỗ trợ nên doanh nghiệp cho rằng có rất nhiều thủ tục rườm rà, không phù hợp với doanh nghiệp của mình nên tập trung tự cố gắng tìm phương án khắc phục: Công ty TNHH Tâm Phát, Công ty Viettronics Công nghiệp… Một số ít doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã nộp hồ sơ chuyển tới Ban quản lý khu công nghiệp về các gói hỗ trợ trên, đến thời điểm này chưa có kết quả như Công ty TNHH 4P.
- Gói hỗ trợ Tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đối với đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 của Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo Thông báo số 860/BHXH-BT ngày 17/3/2020:
Tính đến thời điểm hiện tại, 100% các doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội được hỏi đều phản hồi rất khó khăn trong việc tiếp cận gói hỗ trợ trên vì nhiều quy định. Một số doanh nghiệp cũng đã gửi văn bản cho cơ quan bảo hiểm xã hội nhưng chưa được giải quyết do vướng mắc vấn đề về điều kiện số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên, hoặc bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra (không kể giá trị tài sản là đất) theo quy định tại Khoản 1 Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 16 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ và Điều 28 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Việc đưa ra các điều kiện để được nhận hỗ trợ của Bảo hiểm xã hội trong thực tế đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp tiếp cận:
+ Điều kiện số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên: Chưa khuyến khích, động viên các doanh nghiệp đang tìm đủ mọi giải pháp để vượt qua khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, chi tiêu rất nhiều nguồn lực cho công tác phòng chống dịch để bảo vệ an toàn sức khỏe cho người lao động, cố gắng duy trì công ăn việc làm cho người lao động trong tình hình hiện nay, góp phần đảm bảo nhiệm vụ an sinh xã hội cùng với Chính phủ. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn đã có ý kiến phản ánh, đề xuất, kiến nghị trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài.
+ Điều kiện bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra (không kể giá trị tài sản là đất) theo quy định: Doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức để chứng minh mức độ thiệt hại theo các quy định hiện hành. Kiến nghị các cơ quan bảo hiểm xã hội nên loại bỏ điều kiện này hoặc nếu giữ lại thì nên có hướng dẫn về quy trình hồ sơ, thủ tục đơn giản, nhanh chóng hơn
- Gói hỗ trợ gia hạn thời gian nộp kinh phí công đoàn do ảnh hưởng của dịch Covid 19 theo Văn bản số 245/TLĐ ngày 19/03/2020 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam:
100% số doanh nghiệp được hỏi đều khó tiếp cận với gói hỗ trợ này do vướng mắc điều kiện các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 (doanh nghiệp có số lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% trong tổng số lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên). Tương tự như trường hợp của gói hỗ trợ của cơ quan bảo hiểm xã hội, điều kiện này chưa khuyến khích, động viên các doanh nghiệp đang tìm đủ mọi giải pháp để vượt qua khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chi tiêu rất nhiều nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch để bảo vệ an toàn sức khỏe cho người lao động, cố gắng duy trì công ăn việc làm và giữ những người lao động có tay nghề ở lại cùng doanh nghiệp, góp phần đảm bảo nhiệm vụ an sinh xã hội cùng với Chính phủ.
5. Gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng theo Nghị quyết của Chính phủ ban hành ngày 09/4/2020:
100% doanh nghiệp được hỏi đều trả lời chưa được hỗ trợ mặc dù hiện nay vẫn đang tìm mọi cách, dành mọi nguồn lực để duy trì công ăn việc làm cho người lao động và chưa sử dụng đến giải pháp cắt giảm lao động chính thức.
Đơn vị phản hồi: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính Tổng Cục thuế, Bảo hiểm xã hội
Công văn: , Ngày:
Nội dung trả lời: