Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Đề nghị xem xét giảm thuế thu nhập cá nhân cho tất cả các đối tượng (ít nhất trong 6 tháng)

Thứ bẩy, 29-05-2020 | 09:11:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Đề nghị xem xét giảm thuế thu nhập cá nhân cho tất cả các đối tượng (ít nhất trong 6 tháng)

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Công ty DELOITE

Công văn: 0728/ PTM - KHTH, Ngày: 26/05/2020

Nội dung kiến nghị:

Trong giai đoạn dịch bệnh, các thị trường ngoại bị hạn chế, khó tiếp cận, các DN cần xem xét tập trung vào thị trường nội địa, dựa trên tiêu dùng cá nhân.Miễn thuế TNCN cũng là một hình thức kích cầu nội địa, giảm thiệt hại do phụ thuộc vào thị trường bên ngoài.


Đơn vị phản hồi: Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế

Công văn: 9750/BTC - CST, Ngày: 13/08/2020

Nội dung trả lời:

Trong những tháng đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 xảy ra trên phạm vi toàn cầu đã và đang tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội thế giới và trong nước. Thực tế thời gian qua, nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất gặp khó khăn; hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, người dân bị đình trệ, thu hẹp hoặc tạm ngừng hoạt động, tác động không nhỏ đến nền kinh tế.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với đại dịch Covid-19 phù hợp với bối cảnh, điều kiện của đất nước, đồng thời tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2020 theo chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

  1. Các giải pháp về chính sách thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã được ban hành và tổ chửc thực hiện

Bộ Tài chính đã nghiên cứu, báo cáo cấp có thầm quyền quyết định các chính sách thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế, trong đó gói giải pháp gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất có giá trị dự kiến gàn 60.000 tỷ đồng; các giải pháp, đề xuất miễn, giảm thuế, phí và lệ phí có giá trị hơn 50.000 tỷ đồng, cụ thể:

  • Bộ Tài chính đã theo dõi sát diễn biến tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế (tại các quốc gia đang chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19) cũng như khuyến nghị của các tổ chức quôc tê (WB,IMF,...) khả năng của ngân sách để trình Chính phủ ban hanh Nghị định số 41/2020/NĐ-cp ngày 8/4/2020 về gia hạn thời hạn nộp thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh, thuế thu nhập doanh nghiệp) và tiền thuê đất cho hầu hết các đối tượng gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19.
  • Đã trình Chính phủ ban hành Nghị đinh số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 sửa đổi Nghị định số 125/2017/NĐ-CP của Chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, trong đó đã giảm thuế 24 nhóm mặt hàng nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển các ngành nông nghiệp, cơ khí, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ô tô (số thuế dự kiên giảm thu ngân sách khoảng 6.000 tỷ đồng).
  • Đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 70/2020/NĐ-CP ngày 28/6/2020 quy định giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trọng nước đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020 (số lệ phí trước bạ dự kiến giảm thu ngân sách khoảng 3.700 tỷ).
  • Đã trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội thông qua Nghi quyết số 116/2020/QH14 ngàỵ 19/6/2020 về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác (số thuế dự kiến giảm thu ngân sách khoảng 23.000 tỷ đồng).
  • Đã trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội thông qua Nghị quyết số 107/2020/QH14 ngày 10/6/2020 vê tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025 (dự kiến số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn có tác động hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp khoảng 7.500 tỷ đồng mỗi năm).
  • Đã trình Chính phủ để báo cáo ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 ngày 2/6/2020 về điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế và người phụ thuộc để giảm nghĩa vụ thuế cho cá nhân (số thuế dự kiến giảm thu ngân sách khoảng 10.800 tỷ đồng mỗi năm).
  • Đã trình Chính phủ để báo cáo ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 979/2020/UBTVQH14 ngày 27/7/2020 về giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 01/8/2020 đến hết ngày 31/12/2020 (số thuế dự kiến giảm thu ngân sách khoảng 400 tỷ đồng).
  • Bộ Tài chính đã chủ động, chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ rà soát để ban hành theo thẩm quyền (hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ) và đã ban hành các văn bản miễn, giảm thuê, phí, lệ phí (sô phi, lệ phí dự kiến giảm thu ngân sách khoảng 1.000 tỷ đông môi năm), cụ thể như:

+ Miễn lệ phí môn bài đối với nhiều đối tượng như: hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập mới trong năm đầu; cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất , kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống; ...

+ Miễn thuế nhập khẩu kịp thời đối với nguyên liệu sản xuất và một số mặt hàng phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh.

+ Đấ phối hợp với các Bộ rà soát, xây dựng và ban hành 21 Thông tư điêu chỉnh mức thu phí, lệ phí đang được quy định tại 31 Thông tư thu phí, lệ phí hiện hành, qua đó giảm nhiều khoản phí, lệ phí vói mức giảm cao như: giảm 70% mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp; giảm 67% mức phí công bố thông tin doanh nghiệp; giảm từ 50-70% phí thẩm định cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động bưu chính; giảm 50% mức thu phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng; giảm 50% mức phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế dự án đầu tư xây dựng; giảm 50% mức thu 20/22 khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán; giảm 30% mức phí khai thác dữ liệu khí tượng thủy văn...

Trong quá trình xây dựng các giải pháp nêu trên, từ kinh nghiệm thực tế và tham khảo ý kiến rộng rãi của cơ quan, tổ chức, cộng đổng doanh nghiệp và người dân trong xã hội nhằm đưa các giải pháp nhanh chóng tới được các đối tượng cần hỗ trợ. Tại các văn bản quy phạm pháp luật được Bộ Tài chính ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành đều đã quy định rõ việc áp dụng ngay các giải pháp hỗ trợ mà không phải chờ báo cáo mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp. Đồng thời, trên cơ sở quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn, các đối tượng thụ hưởng sẽ tự xác định, kê khai số thuế phải nộp dựa trên quy định của pháp luật về thuế và điều kiện thực tế của mình, đảm bảo việc thực hiện công khai, minh bạch và thuận lợi.

  1. Các giải pháp về chính sách thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất trong thời gian tới

Trong thời gian tới, để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời nắm bắt được các cơ hội phát triển, Bộ Tài chính sẽ tập trung thực hiện các giải pháp sau:

  • Trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 để tháo gỡ những vướng măc phát sinh trong thời gian qua nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, xuất khẩu sàn phẩm có giá trị gia tăng cao; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực da giày, dệt may, chế biến nông, lâm, thủy sản,...
  • Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc giảm tiền thuê đất của năm 2020 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid- 19
  • Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương để tiếp tục thực hiện rà soát, cắt giảm các khoản phí, lệ phí để giảm chi phí cho doanh nghiệp, người dân.

Bộ Tài chính cũng sẽ tổng kết quá trình thực hiện các giải pháp đã ban hành; tiếp tục theo dõi sát tình hình thực tế; tổng hợp các kiến nghị của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp để nghiên cứu, rà soát đánh giá tổng thể, đề xuất giải pháp phù hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định nhăm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hô trợ thị trường.

Bộ Tài chính trả lời để Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, Hiệp hội dệt may Việt Nam được biết./.

Ý kiến bạn đọc (0)