Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020
Trong các cơ quan nhà nước cán bộ, công chức độ tuổi hết tham gia sinh hoạt đoàn đều quy định là 35 tuổi. Ngoài ra, rất nhiều thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước, nước ngoài khi ra trường làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước mong muốn được tuyển dụng thông qua xét tuyển theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP về chính sách thu hút, tạo nguồn từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, nhưng quá tuổi so với quy định.
Do đó, ông Bình đề nghị cơ quan chức năng xem xét tham mưu sửa đổi Luật Thanh niên về độ tuổi bảo đảm hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.
Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời như sau:
Tổng kết thi hành Luật Thanh niên năm 2005 qua hơn 10 năm triển khai thực hiện cho thấy, độ tuổi từ đủ 16 đến 30 tuổi phù hợp với giai đoạn phát triển tâm, sinh lý của thanh niên, với vai trò của tầng lớp thanh niên trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phù hợp với mục đích phát triển thanh niên của Nhà nước, đồng thời phù hợp với khả năng thực thi của luật trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại và trong tương lai của Việt Nam.
Mặt khác, đây cũng là độ tuổi phù hợp trong mối tương quan với độ tuổi của trẻ em theo Luật Trẻ em (trẻ em là người dưới 16 tuổi). Độ tuổi thanh niên từ đủ 16 đến 30 phù hợp với thực tiễn công tác Đoàn, với Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, (Điều 1 quy định thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30; Điều 4 quy định đoàn viên 30 tuổi làm lễ trưởng thành Đoàn).
Việc quy định độ tuổi thanh niên của Việt Nam không chỉ phải phù hợp với hệ thống luật pháp của nước ta mà còn phải phù hợp với luật pháp quốc tế. Ngày 16/6/2020 tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Thanh niên số 57/2020/QH14, theo đó tại Điều 1, Chương I của Luật có quy định thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 đến 30 tuổi.
Theo Chinhphu.vn
https://baochinhphu.vn/Tra-loi-cong-dan/Co-nen-tang-do-tuoi-thanh-nien/442486.vgp