Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:
Điểm c, Khoản 2, Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bào hiểm xã hội bắt buộc như sau:
2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT thì thời gian nghỉ hè của giáo viên như sau:
3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè; nghỉ tết âm lịch; nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác; cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 2 tháng; được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch; nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường; Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đang trong thời gian nghỉ hè (là thời gian nghỉ hàng năm), do đó bạn không được giải quyết chế độ ốm đau.
Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.
Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.