Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Cần tăng cường các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Thứ bẩy, 06-06-2017 | 14:40:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Cần tăng cường các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Công văn: 0874/PTM-VP, Ngày: 20/04/2017

Nội dung kiến nghị:

- Các bộ, ngành Trung ương cần nghiêm túc thực hiện đầy đủ. Sáng tạo các nội dung của Nghị quyết 35, Nghị quyết 19.

- Các bộ, ngành khi soạn thảo Nghị định chính phủ, thông tư hướng dẫn cần rõ ràng, cụ thể, dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hiện không nên dùng từ đa nghĩa. Hết sức tránh tình trạng “bảo thủ” “lợi ích ngành” khi ban hành cơ chế, chính sách.

- Ở địa phương khi triển khai các chủ trương, chính sách của Trung ương phải thật cụ thể, quyết liệt, hết sức tránh tình trạng làm theo phong trào, hình thức. Cần phải sơ kết, tổng kết đánh giá, kiểm điểm rõ ràng thì việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ mới có hiệu quả.

- Ở các bộ, ngành và địa phương phải hết sức coi trọng, lắng nghe ý kiến phản hồi từ các doanh nghiệp, nghiên cứu giải quyết những kiến nghị của doanh nghiệp kịp thời, thỏa đáng. Hết sức tránh tình trạng bao biện “giải thích” nhiều mà “không giải quyết”.

- Để môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện và tốt lên cần phải chú trọng cả khâu “kêu gọi đầu tư” và phục vụ doanh nghiệp “sau đầu tư”. Các hoạt động phục vụ doanh nghiệp sau đầu tư, dịch vụ sau đầu tư là vô cùng quan trọng. Nếu làm tốt hai khâu này sẽ có sức lan tỏa rất tốt để kêu gọi đầu tư, đặc biệt là kêu gọi đầu tư với các doanh nghiệp FDI.

- Cần thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cán bộ có ý thức phục vụ doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm mục tiêu phục vụ chứ không  phải tìm cách “hành” doanh nghiệp, hoặc phải “ quản lý” doanh nghiệp, đặc biệt đối với cán bộ một số ngành: thuế, hải quan, kho bạc, xây dựng, đất đai, thanh tra, kiểm tra, môi trường…

- Các cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương, cần làm tốt khâu dự báo, dự đoán và thường xuyên thông báo để các doanh nghiệp biết khi họ hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- Các địa phương phải thực sự coi trọng và tiến hành có hiệu quả việc khởi sự doanh nghiệp, phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của địa phương mình. Ban hành nhiều cơ chế, chính sách hợp lý, cởi mở, thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho việc khởi nghiệp.


Đơn vị phản hồi: Bộ Tài chính; Bộ xây dựng; Bộ Tư pháp

Công văn: 6117/BTC-CST; 1036/BXD - PC; 1574/BTP - VĐCXDPL, Ngày: 11/05/2017

Nội dung trả lời:

  1. Về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 35, Nghị quyết 19

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP, Bộ Tài chính đã chủ động ban hành Kế hoạch hành động với 46 nhiệm vụ cụ thể (cho cả giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết của Chính phủ). Đến hết tháng 4/2017, đã hoàn thành 33/46 nhiệm vụ, các nhiệm vụ còn lại đang triển khai theo tiến độ.

Kể từ năm 2014 đến nay, hàng năm Chính phủ đều ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Để triển khai thực hiện, hàng năm Bộ Tài chính đều kịp thời ban hành Kế hoạch hành động để triển khai thực hiện với các giải pháp được cụ thể hóa. Ví dụ như Kế hoạch năm 2016 với 73 giải pháp và 118 nhiệm vụ cụ thể; năm 2017, Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính gồm 87 giải pháp và được cụ thể hóa thành 175 nhiệm vụ cụ thể.

Các Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính để triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ đều quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì nên tạo thuận lợi cho việc đôn đốc và bảo đảm thực hiện đúng tiến độ và xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh.

  1. Về việc bảo đảm yêu cầu rõ ràng, dễ áp dụng, tránh tình trạng lợi ích ngành khi ban hành văn bản

Đây cũng là yêu cầu bắt buộc tại Điều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Đối với Bộ Tài chính, trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, ngoài việc thực hiện đúng quy định của Luật còn luôn hướng đến những yêu cầu về ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo thông qua việc tăng cường thực hiện quy trình thẩm định hội đồng nhằm bảo đảm các chính sách, pháp luật tài chính không những rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng đối với người dân và doanh nghiệp mà còn hạn chế tối đa tình trạng bảo thủ, lợi ích ngành khi ban hành chính sách, pháp luật.

  1. Về việc lắng nghe ý kiến phản hồi, nghiên cứu giải quyết những kiến nghị của doanh nghiệp

Hàng năm, Bộ Tài chính, nhất là cơ quan thuế, hải quan (bao gồm cả ở trung ương và địa phương) đều tổ chức các hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, giải quyết những kiến nghị của doanh nghiệp kịp thời. Bên cạnh đó, công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật tài chính cũng rất được coi trọng thông qua các hội nghị hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo khu vực trên cả nước, qua đó các chính sách, pháp luật tài chính được phổ biến đến từng doanh nghiệp trên địa bàn, đồng thời ghi nhận và giải quyết những kiến nghị của doanh nghiệp ngay tại hội nghị.

Ngoài ra, trong quá trình soạn thảo văn bản, ngoài việc thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong khâu tổ chức lấy ý kiến, Bộ Tài chính thường xuyên tổ chức lấy ý kiến Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề nhằm kịp thời ghi nhận những ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo văn bản.

  1. Về việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (khâu kêu gọi đầu tư và phục vụ doanh nghiệp sau đầu tư)

Thực hiện Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung nhiều luật, nghị định và ban hành theo thẩm quyền nhiều thông tư nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, triển khai các yêu cầu về đơn giản hóa, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính thuế và hải quan, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo tính minh bạch của thể chế. Qua đó, cũng đã góp phần thu hút đầu tư và tạo môi trường thuận lợi cho các dự án đầu tư phát huy được hiệu quả.

  1. Về việc tuyên truyền, giáo dục cán bộ có ý thức phục vụ doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm mục tiêu phục vụ chứ không phải tìm cách “hành” doanh nghiệp, hoặc phải “quản lý” doanh nghiệp, đặc biệt đối với một số cán bộ ngành: thuế, hải quan, kho bạc…

Đây là vấn đề cốt lõi để cải cách hành chính thực sự đi vào cuộc sống và ngăn chặn, xử lý những tồn tại, hạn chế, thậm chí là tiêu cực của cán bộ công chức. Cùng với các giải pháp về cải cách hành chính, nhất là cải cách về thể chế và hiện đại hóa quản lý, Bộ Tài chính đã tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức để đáp ứng yêu cầu thay đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm; Tăng cường kỷ cương, kỷ luật của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ và thực hiện việc luân phiên, luân chuyển cán bộ, công chức; Đơn giản hóa thủ tục hành chính, công khai thủ tục hành chính để nâng cao tính tuân thủ và hiệu quả giám sát của người dân và doanh nghiệp; Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính qua đó giảm thiểu việc giao tiếp giữa công chức với người dân, doanh nghiệp.

  1. Về đề nghị làm tốt khâu dự báo, dự đoán và thường xuyên thông báo để các doanh nghiệp biết

Tổng kết, đánh giá tác động, dự báo, dự đoán chính sách cũng là yêu cầu bắt buộc trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật  quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và đã được Bộ Tài chính thực hiện nghiêm túc. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính còn thường xuyên tổ chức lấy ý kiến, phổ biến tuyên truyền chính sách, pháp luật ngay trong quá trình xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nhằm tranh thủ ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp khi chính sách được ban hành và có hiệu lực thi hành.

  1. Về chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc khởi nghiệp, khởi sự doanh nghiệp

Những năm qua, các chính sách ưu đãi về thuế, nhất là thuế TNDN đều hướng tới ưu đãi, khuyến khích các dự án đầu tư mới, trong đó có các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhất là các ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghệ cao phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam. Đồng thời, việc thành lập và đưa vào hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV đã đóng góp hiệu quả vào quá trình khởi nghiệp, khởi sự doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng những chính sách hỗ trợ khác như cơ chế phát hành trái phiếu doanh nghiệp,…nhằm tạo ra những điều kiện thông thoáng, cởi mở hơn nữa, tạo điều kiện cho hoạt động khởi nghiệp.

  • Bộ Xây dựng: -  Trong thời gian qua, các kiến nghị của doanh nghiệp được gửi đến Bộ Xây dựng đều được nghiên cứu, trả lời kịp thời, thỏa đáng, thạo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Nhiều vướng mắc, kiến nghị liến quan đến những bất cập của quy định pháp luật đã được Bộ Xây dựng nghiêm túc tiếp thu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành xây dựng, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
    Trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, các dự thảo văn bản luôn được lấy ý kiến bằng nhiều hình thức (văn bản, hội thảo, hội nghị, lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đăng tải rộng rãi trên Trang thông tin điện tử của Bộ). Các ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp đêu được nghiên cứu, tiếp thu hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật.
    - Quy trình soạn thảo, ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, ngôn ngữ của văn bản đảm bảo chính xác, phổ thông, diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu.
  • Bộ Tư pháp:

    1. về nguyên tắc, khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng, cụ thể đối với từng quy đinh trong văn bản. Theo quy định tại Điều 8 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chinh xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu; văn bản quy phạm pháp luật phải quy định cụ thể nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung, không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác. Đồng thời, Điều 69 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy đinh chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng quy định cụ thể về kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật như sau:

    “1. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản là tiếng Việt, chính xác, phổ thông.

    2. Không dùng từ ngữ địa phương, từ ngữ cổ và từ ngữ thông tục. Từ ngữ nước ngoài chỉ được sử dụng khi không có từ ngữ tiếng Việt tương ứng để thay thế. Từ ngữ nước ngoài có thể sử dựng trực tiếp nếu là từ ngữ thông dụng, phổ biến hoặc phải phiên âm sang tiếng Việt,

    1. Văn bản phải sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu. Trong văn bản có thuật ngữ chuyên môn cần phải làm rõ nội dung thì thuật ngữ đó phải được giải thích.
    2. Từ ngữ viết tắt chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết và phải giải thích nội đun° của từ neữ đó tại lần xuắt hiện đẩu tiên trong văn bản.

    Đối với vẫn ban sử dụng nhiều từ việc tắt cần quy định riêng một. điều giải thích toàn bộ các từ viết tắt trong văn bản.

    1. Từ ngữ được sử dụng trong văn bản phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, không làm phát sinh nhiều cách hiểu; trường hợp dùng từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa thi phải giải thích theo nghĩa được sử dụng trong văn bản.

    Không sử dụng từ nghi vấn, các biện pháp tu từ trong văn bản.

    1. Từ ngữ phải được sử dụng thống nhất trong văn bản”.

    Do vậy, để bảo đảm tính rõ ràng, cụ thể, dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hiện trong các quy định của pháp luật thì ừong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật nói chung, soạn thảo nghi định của Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trường cơ quan ngang bộ, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tuân thụ nghiêm quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34, đặc biệt là Điều 75 của Nghị đinh số 34. về phía Bộ Tư pháp sẽ khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các tài liệu hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói chung và kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật nói riêng để các bộ, ngành, địa phương áp dụng thống nhất. Các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục quan tâm đến công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu nhằm nâng cao năng lực cho người làm công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

    2.2. về tình trạng “bảo thủ”, “lợi ích ngành” ừong xây dựng cơ chế, chính sách, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định nhiều cơ chế mới để khắc phục, hạn chế tình trạng này trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, có một số điểm đáng lưu ý là:

    • Tách bạch quy trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật với quy trình soạn thảo đối với dự án luật, pháp lệnh, một số loại nghị định của Chính phủ và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Theo đó, chính sách phải được xem xét, thông qua trước khi soạn thảo. Đe xây dựng chính sách, các bộ, ngành, địa phương cần phải tổng kết, đánh giá thực tiễn, đánh giá tác động của chính sách, lấy ý kiến...; chính sách phải được thẩm định trước khi xem xét, thông qua. Từng công đoạn trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm xây dựng, đánh giá tác động, lấy ý kiến, thẩm định chính sách, xem xét, thông qua chính sách đều là các cơ cjjế hữu hiệu để góp phần hạn chế tình trạng “lợi ích ngành” trong xây dựng chính sách.
    • Trong quá trình soạn thảo, Luật và Nghị định số 34 quy định cơ chế thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập; quy định việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân; tiếp thu, giải trình ý kiến; thẩm đinh; xem xét, thông qụa.ế. nhằm thu hút sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, tạo cơ chế phản biện đối với dự án, dự

    thảo văn bản quy phạm pháp luật, qua đó hạn chế tinh trạng “lợi ích ngành trong xây dựng chính sách, ban hành văn bản.

    • Riêng đối với việc xây dựng, ban hành thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, nhằm góp phần nâng cao chất lượng của thông tư, hạn chế tình trạng “lạm phát” ban hành thông tư và tình trạng “khép kín” ừong quy trình ban hành thông tư, Luật năm 2015 đã bổ sung một số cơ chế mới để kiểm soát tốt hơn việc ban hành và chất lượng của thông tư, cụ thể như sau:

    + Trong quá trình soạn thảo, bộ, cơ quan ngang bộ phải lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác đinh cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; tổng hợp, nghiên cứú, giải trinh tiếp thu các ý kiến góp ý; đánh giá tác động văn bản, đánh giá thủ tục hành chính trong văn bản được Luật giao quy định thủ tục hành chính;

    + Đối với thông tư có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân, doanh nghiệp hoặc có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học để thẩm định dự thảo thông tư.

    Do vậy, để bảo hạn chế tình trạng “bảo thủ”, “lợi ích ngành” ừong quá trình xây dựng cơ chế, chính sách thi ừong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan lập đê nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tuân thủ các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34.

Ý kiến bạn đọc (0)