Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020
Về vấn đề này, Bộ Y tế trả lời như sau:
Khoản 1, Điều 2 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 19/1/2012 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2011/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức công tác tại cơ sở y tế công lập như sau:
Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế xếp lương theo các ngạch viên chức có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 16 hoặc 13 (hoặc được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp có ký tự đầu của mã số chức danh nghề nghiệp là V.08) để thực hiện các công việc sau:
a) Khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh và phục hồi chức năng;
b) Xét nghiệm phục vụ cho công tác chuyên môn y tế;
c) Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, y học hạt nhân, xạ trị;
d) Giải phẫu bệnh lý;
đ) Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch y tế biên giới;
e) Phòng chống dịch bệnh, bệnh xã hội, y học lao động và vệ sinh môi trường y tế;
g) Kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn sinh học; hộ lý, y công;
h) Kiểm nghiệm, kiểm định, giám định;
i) Pha chế, bào chế, bảo quản, cấp phát thuốc, vắc xin, hoá chất, môi trường nuôi cấy tại các cơ sở y tế;
k) Nghiên cứu y dược học; chỉ đạo tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế;
l) Chuyên môn an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng tiết chế;
m) Chuyên môn dân số - kế hoạch hóa gia đình;
n) Bảo quản, vệ sinh, trông coi xác và nhà xác.
Như vậy, mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với đối tượng giúp việc cho giám định viên pháp y thuộc biên chế của Trung tâm Pháp y tỉnh (không phải là giám định viên) phụ thuộc vào vị trí việc làm và thực tế công việc được cấp có thẩm quyền giao để xác định mức độ thường xuyên, trực tiếp thực hiện công việc được giao để quyết định mức phụ cấp ưu đãi phù hợp.