Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020
Tên kiến nghị: + BHXH tôn trọng kết quả trúng thầu và hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa Chủ đầu tư (Sở Y tế, Bệnh viên, Cơ sở điều trị) với Doanh nghiệp cung ứng thuốc (Trong hội đồng đấu thầu đã có đại diện của BHYT tham gia). Khi đã có kết quả đấu thầu thì giá thuốc trúng thầu là giá hợp pháp không có quyền xuất toán trên cơ sở so sánh giá giữa các địa bàn khác nhau, có thời điểm đấu thầu khác nhau, hội đồng đấu thầu khác nhau. + BHXH và Bộ Y tế tập huấn, hướng dẫn thống nhất hơn nữa trong toàn ngành trong việc triển khai đấu thầu thuốc trên cơ sở là công khai, minh bạch thông tin, trách nhiệm các bên phải rõ dàng không tùy tiện như hiện nay ( Doanh nghiệp sai không cho tham gia dự thầu thì khi nhà đầu tư ( SYT, BV ) sai thì phải chịu trách nhiệm bồi thường. Phải thực hiện theo kết quả đấu thầu của đơn vị khác)
Tình trạng: Đã phản hồi
Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội doanh nghiệp Dược Việt Nam
Công văn: 3121A/PTM - VP, Ngày: 20/11/2017
Nội dung kiến nghị:
Xuất toán chênh lệch giá khi đã có kết quả trúng thầu của Chủ đầu tư (Sở y tế, Bệnh viện...)
Tại một số địa phương, BHXH có ý kiến về việc chênh lệch giá của cùng một thuốc giữa các địa phương khác nhau và đề nghị SYT/Bệnh viện giải trình, trong thời gian chờ giải trình không được sử dụng các mặt hàng thuốc này và/hoặc không chấp nhận thanh toán nếu thấy giá trúng thầu ở nơi khác thấp hơn . Cách làm này là (1) Không hợp pháp vì Doanh nghiệp sản xuất, cung ứng thuốc và chủ đầu tư (Sở Y tế/Bệnh viện/Cơ sở điều trị) đã thực hiện đúng các quy định của Luật đấu thầu & các văn bản hướng dẫn Luật và hồ sơ mời thầu thì tại sao phải giải trình ??? và vì vậy việc yêu cầu giải trình và tự ý không sử dụng thuốc trong thời gian giải trình và/hoặc không thanh toán không chỉ là không hợp pháp mà còn (2) Gây khó khăn cho Doanh nghiệp sản xuất, cung ứng thuốc vì ngay khi trúng thầu Doanh nghiệp đã lập kế hoạch sản xuất, ký kết hợp đồng kinh tế để nhập khẩu nguyên liệu, tá dược, bao bì, nhãn…. nhằm thực hiện hợp đồng đã ký với chủ đầu tư nay vì quy định “Dừng lại để giải trình” và/hoặc từ chối thanh toán của BHXH sẽ gây tổn thất cho Doanh nghiệp và buộc Doanh nghiệp phải tìm mọi cách để “Giải trình”, để được thanh toán với mục tiêu được tiếp tục cung ứng thuốc như hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Mặt khác việc “Dừng lại để giải trình” còn gây khó khăn cho quá trình điều trị của các đơn vị. Việc so sánh về giá như vậy là không có cơ sở pháp lý, không tuân thủ cơ chế thị trường, không minh bạch, gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và gây khó khăn cho cả Doanh nghiệp và các cơ sở điều trị.
Đơn vị phản hồi: Bộ Y tế Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Công văn: 365/BHXH-DVT, Ngày: 31/01/2018
Nội dung trả lời: