Luật gia Bùi Thị Nhung - Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 quy định độ tuổi người cao tuổi như sau:
Người cao tuổi được quy định trong luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Khoản 5 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đổi tượng bảo trợ xã hội (Nghị định 136/2016/NĐ-CP) quy định về đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng như sau:
5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng;
b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng;
c) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.
Khoản 2 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:
2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
Theo quy định pháp luật trích dẫn trên, bà của bạn không thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng cho người cao tuổi.
Tư vấn pháp luật
Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần. Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.