Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

1. Hoàn thiện Bộ luật hình sự mới với sự hình sự hóa hành vi hối lộ 2. Các tiêu chuẩn toàn cầu của Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế (IFRS). Công việc tiếp theo phải làm là thống nhất hóa VAS và IRFS nhằm giúp Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế quan trọng và do đó tạo điều kiện thuận lợi kinh doanh cho cả các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài. 3. Hạn chế sử dụng tiền mặt trong giao dịch của chính phủ: - Hạn chế liên lạc trực tiếp với chính phủ đối với các giao dịch tài chính như thuế, cấp phép và đăng ký. - Tăng cường sử dụng các hệ thống trực tuyến và giảm thiểu việc sử dụng giấy tờ cho các phê duyệt và giao dịch của chính phủ. - Thực hiện hệ thống phí và phạt tiền cho các dịch vụ của chính phủ với số tiền được công khai và cung cấp biên lai. - Cung cấp các hội thảo về tiêu chuẩn quản trị và liêm chính nhằm nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp.

Thứ bẩy, 28-06-2017 | 09:13:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: 1. Hoàn thiện Bộ luật hình sự mới với sự hình sự hóa hành vi hối lộ 2. Các tiêu chuẩn toàn cầu của Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế (IFRS). Công việc tiếp theo phải làm là thống nhất hóa VAS và IRFS nhằm giúp Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế quan trọng và do đó tạo điều kiện thuận lợi kinh doanh cho cả các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài. 3. Hạn chế sử dụng tiền mặt trong giao dịch của chính phủ: - Hạn chế liên lạc trực tiếp với chính phủ đối với các giao dịch tài chính như thuế, cấp phép và đăng ký. - Tăng cường sử dụng các hệ thống trực tuyến và giảm thiểu việc sử dụng giấy tờ cho các phê duyệt và giao dịch của chính phủ. - Thực hiện hệ thống phí và phạt tiền cho các dịch vụ của chính phủ với số tiền được công khai và cung cấp biên lai. - Cung cấp các hội thảo về tiêu chuẩn quản trị và liêm chính nhằm nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp.

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: VBF (Nhóm công tác quản trị liêm chính)

Công văn: 0874/PTM - VP, Ngày: 20/04/2017

Nội dung kiến nghị:

  1. Hoàn thiện Bộ luật hình sự mới với sự hình sự hóa hành vi hối lộ
  2. Các tiêu chuẩn toàn cầu của Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế (IFRS). Công việc tiếp theo phải làm là thống nhất hóa VAS và IRFS nhằm giúp Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế quan trọng và do đó tạo điều kiện thuận lợi kinh doanh cho cả các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài.
  3. Hạn chế sử dụng tiền mặt trong giao dịch của chính phủ:

- Hạn chế liên lạc trực tiếp với chính phủ đối với các giao dịch tài chính như thuế, cấp phép và đăng ký.

- Tăng cường sử dụng các hệ thống trực tuyến và giảm thiểu việc sử dụng giấy tờ cho các phê duyệt và giao dịch của chính phủ.

- Thực hiện hệ thống phí và phạt tiền cho các dịch vụ của chính phủ với số tiền được công khai và cung cấp biên lai.

- Cung cấp các hội thảo về tiêu chuẩn quản trị và liêm chính nhằm nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp.


Đơn vị phản hồi: Bộ Tư pháp

Công văn: 1565/BTP - PLHSHC, Ngày: 28/06/2017

Nội dung trả lời:

Liên quan đến hành vi hối lộ, trên cơ sở quy định của BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 tiếp tục quy định 03 tội danh liên quan đến vấn đề này, gồm: (1) tội đưa hối lộ; (2) tội môi giới hối lộ và (3) tội nhận hối lộ. Tuy nhiên, để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua và để phù họp với chuẩn mực quốc tế về chống tham nhũng, các quỵ định này của BLHS năm 2015 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng nghiêm khắc hơn. Cụ thể:

  • Đối với tội đưa hối lộ quy định tại Điều 364 của Bộ luật đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng: (1) quy định cụ thể cấu thành tội phạm; (2) bổ sung của hối lộ là lợi ích phi vật chất vào cấu thành cơ bản; (3) mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước; (4) bổ sung một số tình tiết định khung tăng nặng như: phạm tội có tô chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt; dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
  • Đối với tội môi giới hối lộ quy định tại Điều 365 của Bộ luật được sửa đổi, bổ sung theo hướng: (1) bổ sung trường hợp môi giới hối lộ mà của hối lộ là lợi ích phi vật chất; (2) mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước; (3) bổ sung tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" là tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 2.
  • Đối vợi tội nhận hối lộ quy định tại Điều 354 của Bộ luật cũng được sửa đổi theo hướng: (1) bổ sung lợi ích phi vật chất là của hối lộ và (2) mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự bao gồm cả trường hợp người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước nhận hối lộ.

Như vậy, các quy định của BLHS năm 2015 liên quan đến xử lý các lành vi liên quan đến hối lộ đã được sửa đổi, bồ sung tương đối cơ bản và toàn diện nhằm đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và chuẩn mực của quốc tế.

 

Ý kiến bạn đọc (0)