Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020
Tên kiến nghị: Với chủ trương của Thủ tướng Chính phủ giảm thủ tục hành chính ban hành chính sách phù hợp, kịp thời hỗ trợ thúc đẩy các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Tình trạng: Đã phản hồi
Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội DN tỉnh Lào Cai
Công văn: 0874/PTM - VP, Ngày: 20/04/2017
Nội dung kiến nghị:
Với chủ trương của Thủ tướng Chính phủ giảm thủ tục hành chính ban hành chính sách phù hợp, kịp thời hỗ trợ thúc đẩy các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Thương mại xuất nhập khẩu của tỉnh Lào Cai với thị trường Trung Quốc chủ yếu là hoạt động thương mại biên giới.
Chi tiết:
Ngày 12/02/2017 Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Lào Cai nhận được văn bản số 182/TTr-NHNN ngày 16/12/2016 về việc hướng dẫn thanh toán trong xuất nhập khẩu theo Quyết định 52/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/10/2015. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Lào Cai có ý kiến như sau:
Ngày 20/10/2015 Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, tại điều 4 đã quy định phương thức thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới như sau:
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thanh toán thương mại biên giới theo thông lệ quốc tế, mọi quy định thực hiện vẫn áp dụng đúng như thương mại quốc tế. Như vậy Điều 4 điểm a, b, c của Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg đến nay vẫn không thực hiện được. Do các vướng mắc trên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đẩy doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh mất an toàn dẫn đến thiệt hại và thất bại, nhiều doanh nghiệp đã phải dừng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại biên giới qua các cửa khẩu phụ, lối mở hàng hóa bị ngưng trệ và bế tắc, luôn tồn kho, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh.
Trong những năm qua Chính phủ đã có những giải pháp và chiến lược cho lĩnh vực xuất nhập khẩu. Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo thương mại biên giới Trung ương và các tỉnh địa phương có biên giới đất liền đều có các Ban Chỉ đạo thương mại biên giới cấp tỉnh để xử lý kịp thời, hiệu quả những vấn đề đặc thù cho thương mại biên giới và tham mưu cho Chính phủ để có những quyết sách điều hành thương mại biên giới đủ mạnh, mang tính chủ động phù hợp với tình hình thực tiễn. Hoạt động biên giới và hoạt động thương mại chính thống có những điểm khác biệt nên cần tách bạch cơ chế quản lý điều hành để vừa quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu, vừa đảm bạo sự linh hoạt đặc thù của hoạt động thương mại biên giới. Như vậy doanh nghiệp mới thực hiện được.
Với quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Tờ trình số 182/TTr-NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam coi hoạt động thương mại biên giới là hoạt động xuất nhập khẩu thông thường và tham chiếu cơ sở pháp lý là các quyết định từ năm 2004 cho đến nay một số văn bản đã hết hiệu lực vì Hiệp định thương mại biên giới 2016 đã được ký kết. Nếu chính sách thanh toán thương mại biên giới không bắt kịp với thực tiễn thì các doanh nghiệp có nỗ lực đến đâu cũng không thể hoạt động được. Để tạo môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu được an toàn và thuận lợi, đẩy mạnh thương mại biên giới cửa khẩu phụ, lối mở, phát triển kinh tế xã hội, phát triển được mối quan hệ mua bán, giao thương giữa của các doanh nghiệp hai địa phương có chung biên giới, tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt các lao động là đồng bào dân tộc thiểu số đang định cư sát biên giới có việc làm và thu nhập ổn định để yên tâm định cư nơi biên giới và đóng nộp ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương
Đơn vị phản hồi: Ngân Hàng nhà nước
Công văn: 3317/NHNN - VP, Ngày: 09/05/2017
Nội dung trả lời:
Vấn đề này, đã được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chi đạo tại công văn số 2910/VPCP-KTTH ngàỵ 28/3/2017 của Văn phòng Chính phủ, theo đó giao Bộ Công Thương chủ trì tổ chức khảo sát thực tế, đánh giá tính đặc thù của hoạt động thương mại biên giới qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới Việt — Trung và các phương thức thanh toán thực tế đang áp dụng, trên cơ sở đó, giao NHNN chủ trì đề xuất sủa đổi, bổ sung các quy định về phương thức thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của thương nhân Việt Nam và bảo đảm quản lý chặt chẽ, chống vận chuyển, rửa tiền trái phép qua biên giới và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, vừa qua NHNN đã tổ chức khảo sát thực tế tại Lào Cai, trên cơ sở đó, NHNN sẽ cân nhắc xem xét đề xuất sửa đổi, bổ sung hình thức thanh toán bằng tiền mặt đối với hoạt động xuất khẩu hằng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới Việt — Trung nhằm: (i) Tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu của thương nhân Việt Nam; (ii) Đảm bảo quản lý chặt chẽ, tránh lợi dụng gian lận thương mại thông qua việc quy định trách nhiệm của ngân hàng thương mại về việc kiểm tra chứng từ của thương nhân Việt Nam khi nộp tiền mặt từ nguồn thu xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới vào tài khoản ngân hàng.
Hiện nạy, NHNN đang triển khai xây dụng Thông tư thay thế Quyết định 689/2004/QĐ-NHNN ngày 07/6/200-4 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ tại khu vực biên giơi, khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam — Trung Quốc, trong đó có nội dung hưóng dẫn các hình thức thanh toán quy định tại Điều 4 Quyết định 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ -về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới.