Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Việc cơ quan Hải quan phạt doanh nghiệp vận chuyển về vi phạm sở hữu trí tuệ của hàng hóa quá cảnh gây khó khăn cho doanh nghiệp vận tải.

Chủ nhật, 17-10-2019 | 09:33:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Việc cơ quan Hải quan phạt doanh nghiệp vận chuyển về vi phạm sở hữu trí tuệ của hàng hóa quá cảnh gây khó khăn cho doanh nghiệp vận tải.

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Công ty TNHH kinh doanh và dịch vụ XNK (Đống Đa, Hà Nội)

Công văn: 2433/PTM - KHTH, Ngày: 16/10/2019

Nội dung kiến nghị:

Công ty TNHH kinh doanh và dịch vụ XNK (Công ty) là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics quốc tế, hoạt dộng dịch vụ vận chuyển hàng hóa quá cảnh trên tuyến Đông Nam Á (Hong Kong - Thẩm Quyến - Việt Nam - Lào - Thái Lan - Malaysia - Singapore), có đội xe container vận chuyển quá cảnh chuyên nghiệp, có giấy phép liên vận Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia.

Năm 2017, hàng hóa quá cảnh của công ty nước bạn Lào thuê dịch vụ vận chuyển hàng hóa quá cảnh của Công ty bị cơ quan Hải quan Việt Nam tiến hành kiểm tra, ngay khi container chứa hàng vừa được cẩu từ xe Trung Quốc sang xe vận tải của Công ty trong khu vực giám sát hải quan cửa khẩu Hữu Nghị. Quá trình kiểm tra, Cơ quan Hải quan thông báo phát hiện hàng hóa trong container của chủ hàng nước ngoài vi phạm về sở hữu trí tuệ, tuy nhiên đã ra quyết định xử phạt đối với Công ty, vốn là công ty chỉ làm dịch vụ vận chuyển.

Việc phạt doanh nghiệp vận chuyển về vi phạm sở hữu trí tuệ của hàng hóa quá cảnh là rất bất ngờ và gây ngạc nhiên. Theo Công ty là hoàn toàn không phù hợp với Pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, vì những lý do sau:

Hiệp định quá cảnh ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào quy định: ""Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của pháp nhân, thể nhân của nước xin quá cảnh qua lãnh thổ của nước cho quá cảnh bằng đường bộ"" và ""Chủ hàng là pháp nhân, thể nhân sử hữu hàng hóa quá cảnh"" (Điều 2 Hiệp định quá cảnh Việt Nam - Lào).

Khoản 4 Điều 241 Luật Thương mại cũng quy định: ""Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam""

Như vậy, với các quy định trên, hàng hóa trong container chở hàng quá cảnh kẹp chì giám sát hải quan rõ ràng là hàng hóa thuộc sở hữu của chủ hàng nước ngoài. Đối tượng bị xử phạt trong trường hợp này phải là công ty chủ hàng nước ngoài là người thuê vận chuyển quá cảnh, ko phải Công ty làm dịch vụ vận chuyển hàng quá cảnh.

Căn cứ quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 43 Nghị định 59/2018/NĐ-CP về nghĩa vụ và quyền lợi của người vận chuyển quá cảnh thì: Người vận chuyển quá cảnh ""(iii) Chịu trách nhiệm giữ nguyên hàng hóa trong quá trình vận chuyển hàng hóa còn nguyên đai, nguyên kiện, nguyên niêm phong hải quan từ cửa khẩu nhập cho đến cửa khẩu xuất"". Mặt khác, Điểm c Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại cũng quy định: người chuyển chở được miễn trách nhiệm khi ""Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia""

Với nhận thức đầy đủ về việc tuân thủ pháp luật của Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế về hoạt động dịch vụ vận chuyển quá cảnh, Công ty cho rằng doanh nghiệp nước ngoài (người thuê vận chuyển quá cảnh đồng thời là chủ hàng) mới là đối tượng vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. Biện pháp khắc phục đối với hàng hóa quá cảnh vi phạm là ""Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm"" theo Điểm c Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP.

Công ty cho rằng, việc Cơ quan Hải quan Việt Nam áp dụng Điểm a Khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP để xử phạt với Công ty là không phù hợp, tạo một tiền lệ xấu trong áp dụng pháp luật và gây ra bất công với doanh nghiệp Việt Nam trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, gây trở ngại cho việc phát triển ngành dịch vụ logistics còn đang non trẻ của Việt Nam, làm hạn chế vai trò, vị thế của Việt Nam trong chuỗi sản xuất, thương mại của khu vực và thế giới.

Công ty tha thiết đề nghị các cơ quan Nhà nước có thái độ khách quan trong đấu tranh và xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ, xử trí về mặt pháp luật đối với các công ty nước ngoài vi phạm, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính dáng của các doanh nghiệp vận chuyển hàng quá cảnh Việt Nam."


Đơn vị phản hồi: Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính

Công văn: 7464/ TCHQ - PC, Ngày: 29/11/2019

Nội dung trả lời:

Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

- Theo Điều 11 Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thì hành vi vi phạm của người vận chuyển trong quá cảnh hàng hóa sẽ bị xử lý theo pháp luật của nước cho quá qảnh.

  • Điều 46 Hiệp định TRIPS quy định “Đối với hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa giả mạo, trừ những trường hợp ngoại lệ, việc đơn thuần gỡ bỏ nhãn hiệu gắn trên hàng hóa một cách bất hợp pháp không đủ để cho phép hàng hóa đó được vào lưu thông trong các kênh thương mại. Điều 59 Hiệp định TRIPS quy đinh: “đối với hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo, các cơ quan có thẩm quyền không được cho phép cho tái xuất hàng hóa vi phạm vẫn giữ nguyên trạng hoặc xử lý chúng theo thủ tục hải quan khác, trừ những trường hợp ngoại lệ.
  • Điểm b khoản 1 Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:

“1. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt hành chính:

  1. b) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hỏa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này”.

- Điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định “Nhiều người cùng thực hiện một hành vi về vi phạm hành chỉnh thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm đó

Như vậy Công ty là người thực hiện hành vi vận chuyển nên bị xử phạt là đúng đối tượng. Trong trường hợp xác định được chủ hàng thì cũng phải xử phạt chủ hàng về hành vi “giao cho người khác thực hiện hành vi quá cảnh hàng hóa” theo quy định của pháp luật.

  1. Tống cục Hải quan cung cấp thông tin về việc trả lời kiến nghị của doanh nghiệp theo Công văn chuyển đến của Văn phòng Chính phủ như sau:
  • Công văn số 8380/VPCP-ĐMDN ngày 18/9/2019 của Văn phòng Chính phủ vê việc Công ty TNHH Thương mại kỹ thuật Tâm Kết kiến nghị về chữ ký trên CO FORM E trong việc nhập khẩu hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế theo Hiệp định ACFTA.

Tổng cục Hải quan đã có Công văn số 6331/TCHQ-GSQL ngày 04/10/2019 gửi các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, trả lời Công ty và gửi Văn phòng Chính phủ để báo cáo.

  • Công vãn số 8411 /VPCP-ĐMDN ngày 18/9/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc Công ty CP Ong Tam Đảo kiến nghị bổ sung thuế sau khi tờ khai đã được thông quan.

Tổng cục Hải quan đã có Công văn số 6576/TCHQ-TXNK ngày 17/10/2019 trả lời Công ty và gửi Văn phòng Chính phủ để báo cáo.

  • Công văn sổ 8413/VPCP-ĐMDN ngày 18/9/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc Cộng ty CP Thế giới Giấy kiến nghị chứng nhận hợp quy giấy cuộn lớn nhập khẩu để sản xuất giấy vệ sinh, khăn giấỵ.

Tổng cục Hải quan đã có Công văn số 6489/TCHQ-GSQL ngày 14/10/2019 trả lời Công ty và gửi Văn phòng Chính phủ để báo cáo.

- Công văn số 8658/VPCP-ĐMDN ngày 25/9/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc Công ty Dương Minh kiến nghị báo cáo quyết toán, miễn thuế gia công, sản xuất hàng xuất khẩu.

Cục Giám sát quản lý về hải quan Tổng cục Hải quan đã có Công văn sô 4472/GSQL-GQ2 ngày 23/10/2019 trả lời Công ty.

  • Công văn số 8813/VPCP-ĐMDN ngay 30/9/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông kiến nghị xử lý phân luông tờ khai xuất khẩu.

Bộ Tài chính đã có Công văn số 12354/BTC-TCHQ ngày 16/10/2019 gửi Văn phòng Chính phủ về việc xử lý vướng mắc của Công ty, gửi Văn phòng Chính phủ để báo cáo.

  • Công văn số 8823/VPCP-ĐMDN ngày 30/9/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc công ty TNHH Thiết bị y tế Huỳnh Ngọc kiến nghị áp dụng thuế suất đối với mặt hàng máy trợ thính

Vụ việc này Tổng cục Hải quan đang yêu cầu các Cục Hải quan địa phương báo cáo rà soát để xử lý. Vì vây, Tổng cục Hải quan sẽ trả lời Công ty sau.

- Công văn số 8837/VPCP-ĐMDN ngày 30/9/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc Công ty CP XNK và ĐT xây dựng Hoàng Anh kiến nghị giải phóng lô hàng nhập khẩu.

Về việc này, Tổng cục Hải quan đang chỉ đạo Hải quan địa phương báo cáo, sẽ có văn bản trả lời doanh nghiệp trong thời gian tới.

  • Công văn số 7048/VPCP-ĐMDN ngày 08/8/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc Công ty TNHH Máy nông nghiệp Yanmar Việt Nam kiển nghị xử lý vướng mắc trong việc xác định danh mục hàng hóa máy kéo nông nghiệp dùng làm động lực dàn xới, dàn cày, dàn bừa, dàn ủi.

Về việc nàỵ, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 6036/TCHQ-TXNK ngày 20/9/2019 lấy ý kiến Bộ Nông nghiệp và phát triền nông thôn để giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp. Khi nhận được ý kiến của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng cục Hải quan sẽ có văn bản trả lời doanh nghiệp.

  • Công văn số 7331/VPCP-ĐMDN ngày 16/8/2019 của Văn phòng Chính phủ vệ việc Hộ kinh doanh Lê Bích Phượng kiến nghị về xuất nhập khẩu hàng hóa.

Vê việc này, Tông cục Hải quan đang chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ nghiên cứu thực hiện, sẽ có văn bản trả lời doanh nghiệp trong thời gián tới.

Ý kiến bạn đọc (0)