Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020
Tên kiến nghị: Về việc hướng dẫn áp dụng phương thức kiểm tra giảm đối với lô hàng nhập khẩu
Tình trạng: Đã phản hồi
Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội Sữa Việt Nam
Công văn: 2992/ PTM - VP, Ngày: 27/12/2018
Nội dung kiến nghị:
Việc cải cách thủ tục hành chính trong kiểm tra chuyên ngành đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP đã đơn giản hóa thủ tục hành chính, giúp lưu thông hàng hóa được thuận lợi, doanh nghiệp phát triển bền vững.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với thực phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, một số Chi cục Hải quan địa phương, chưa thực thi đúng tinh thần của Nghị định 15/2018/NĐ-CP, trong việc áp dụng phương thức kiểm tra giảm, cụ thể như sau:
Điều 17, Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về việc kiểm tra áp dụng đối với lô hàng, mặt hàng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đã có 03 (ba) lần liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường;
- Được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương;
Tuy nhiên, quy định nêu trên chưa được Cục Hải quan một số tỉnh, thành phố thực hiện; Nhiều lô hàng thực phẩm nhập khẩu đủ điều kiện để áp dụng phương thức kiểm tra giảm nhưng cơ quan Hải quan vẫn yêu cầu doanh nghiệp thực hiện kiểm tra theo phương thức kiểm tra thường cho tới khi có hướng dẫn từ Tổng cục Hải quan. Do vậy nhiều lô hàng nhập khẩu đã mất cơ hội chuyển sang thực hiện phương thức kiểm tra giảm sau khi thực hiện kiểm tra 03 (ba) lần liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường như Nghị định số 15/2018/NĐ-CP đã quy định.
Đồng thời, việc áp dụng phương thức kiểm tra giảm được quy định tại điểm 1, Điều 16 Nghị định 15/2018-NĐ-CP là kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 01 năm do cơ quan hải quan lựa chọn ngẫu nhiên nhưng một số cơ quan Hải quan cũng còn nhiều lúng túng khi xác định 5% lô hàng.
Để giúp các thành viên của Hiệp hội Sữa Việt Nam được thực hiện kiểm tra chuyên ngành theo đúng quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Hiệp hội Sữa Việt Nam kính đề nghị Tổng Cục Hải quan sớm có văn bản hướng dẫn tới các Cục Hải quan địa phương để thống nhất việc áp dụng phương thức kiểm tra giảm đối với các lô hàng, mặt hàng nhập khẩu theo đúng quy định hiện hành.
Đơn vị phản hồi: Bộ Tài chính – Tổng cục Hải quan
Công văn: 1282/TCHQ - PC, Ngày: 07/03/2019
Nội dung trả lời:
Vê kiến nghị số 5 Phụ lục 1 liên quan việc Hiệp hội Sữa Việt Nam kiến nghị việc hướng dẫn áp dụng phương thức kiểm tra giảm đối với lô hàng nhập khẩu (Trang 08 Phụ lục 1 kèm Công văn số 2992/PTM-VP ngày 27/12/2018 của VCCI). về nội dung này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Phương thức kiểm tra giảm được áp dụng đối với lô hàng, mặt hàng thuộc một trong 03 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ. Tuy nhiên, hiện cơ quan hải quan gặp một số vướng măc trong việc xác định lô hàng, mặt hàng trong cả 03 trường hợp trên, cụ thể:
Để xác định lô hàng, mặt hàng thuộc phương thức kiểm tra giảm theo quy định tại Điều 17 của Nghị định:
a. Để được xác định là doanh nghiệp được áp dụng phương thức giảm thì doanh nghiệp đã được xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bởi cơ quan tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm mà Việt nam là thành viên ; có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với lô hàng, mặt hàng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với nội dung này, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã có công văn sô 3322/BTC-TCHQ ngay - 22/03/2018; công văn số 4064/TCHQ-GSQL ngày 11/7/2018 gửi các Bộ (Công Thương, Y tế, NNPT&NT) đề nghị cung cấp cơ sờ dữ liệu cho cơ quan hải quan để cơ quan hải quan áp dụng phương thức kiểm tra. Hiện nay, Tổng cục Hải quan chưa nhận được ý. kiến của các Bộ.
b. Để được xác định là doanh nghiệp được áp dụng phương thức giảm thì doanh nghiệp đa có 03 (ba) lần liên tiếp trong vòng 12 tháng .đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường.
Do cơ quan hải quan không có cơ sở để xác định lô hàng, mặt hàng thế nào là 03 lần liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức thông thường, do vậy, đối với nội dung này, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3322/BTC-TCHQ ngày 22/03/2018 và công văn .số 4064/TCHQ-GSQL ngày 11/7/2018; công văn số 5449/TCHQ-GSQL ngày 19/9/2018 gửi các Bộ (Y tế, Công Thương, NNPTNT) đề nghị các Bộ chỉ đạọ các cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu cung cấp kịp thời cho Tổng cục Hải quan các danh mục sản phẩm, hàng hóa (kèm mã số HS) và danh sách các tồ chức/cá nhân (kèm mã số doanh nghiệp) đáp ứng đủ điều kiện được áp dụng phương thức kiểm tra giảm để cơ quan đưa vào cơ sở dữ liệu quản lý phân luồng.
Đến nay, Tổng cục Hải quan mới nhận được danh sách của 07 đơn vị (trong 46 đơn vị kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm được 03 Bộ chỉ định) thông báo các tổ chức/cá nhân có sản phẩm/hàng hóa được áp dụng phương thức kiểm tra giảm cho cơ quan hải quan.
c. Để được áp dụng phương thức kiểm tra giảm thì lô hàng hoặc mặt hàng của tô chức/cá nhân nhập khẩu được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, ws, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương.
Do cơ quan hải quan không đủ cơ sở để xác định bản sao chứng thực hoặc bản chính hợp pháp hóa lãnh sự của một trong các giấy GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương để đưa vào danh sách kiểm tra giảm, do vậy, liên quan đến nội dung này, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 4064/TCHQ-GSQL ngày 11/7/2018 gửi các Bộ đề nghị các Bộ có ý kiến về các chứng từ có giá trị tương đương với các Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000, B7S, BRC, FSSC 22000 là những từ nào hoặc dựa vào tiêu chí nào để có thể xác' định là chứng từ có giá trị trương đương với các chứng tự nêu trên.
Theo ý kiến của Bộ NN&PTNT thì hiện tại chưa có văn bản nào quy định về vấn đề này nên chỉ có thể xem xét cụ thể loại chứng nhận được xuất trình kèm theo hồ sơ đăng ký nhập khẩu để đánh giá và kết luận.
Theo ý kiến của Bộ Công Thương thì hầu hêt các cơ sở sản xuât thực phẩm (nếu ập dụng hệ thống quản, lý chất lượng an toàn thực phẩm) đều áp dụng một hoặc một số hệ thống tiên tiến, được sử dụng rộng rãi trên thế giới như các tiêu chuẩn: GMP. HACCP, ISO 22000*, IFS, BRS, FSSC 22000. Trong trường hợp, cơ sở sản xuất thực phẩm tại nước xuất khẩu thực phẩm vào Việt Nam đã được cấp Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm khác bởi tổ chức đánh giá sự phù họp đã được công nhận của chính quôc gia đó thì Giấy chứng nhận có giá trị tương đương.
Ngoài ra, tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP chưa hướng dẫn cụ thể đối với việc kiềm tra tiêu chí gì trong bộ hồ sơ của doanh nghiệp được áp dụng phương thức kiểm tra giảm và tại Nghi định cũng chưa quy định đôi với trường hợp nêu doanh nghiệp vi phạm thi xử lý như thế nào.
Do vậy, từ các khó khăn vướng mắc nêu trên, hiện Tổng cục Hải quan đang đề xuất họp với các Bộ để thống nhất các nội dung vướng mắc.