Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020
Tên kiến nghị: Về việc giải thích luật và hướng dẫn của Hải quan liên quan việc phủ nhận miễn thuế nhập khẩu đối với xuất khẩu tại chỗ ở Việt Nam
Tình trạng: Đã phản hồi
Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội thương mại & công nghiệp Hàn Quốc (lầu 3, số 47 Nguyễn Cư Trinh, Q.1, Tp.HCM)
Công văn: 2992/ PTM - VP, Ngày: 27/12/2018
Nội dung kiến nghị:
Các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu tại chỗ nhập nguyên vật liệu về gia công và cung cấp cho các công ty nhận gia công cho ngành may mặc, giầy da, điện tử được miễn thuế và hoàn thuế theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 và Khoản 4 Điều 15 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP. Tuy nhiên Dự thảo sửa dổi Nghị định số 134/2016/NĐ-CP không đề cập đến việc loại trừ rõ ràng việc miễn thuế đối với hoạt động xuất khẩu tại chỗ. Do đó, văn bản mới từ cơ quan Hải quan về xuất khẩu tại chỗ gần đây đã hướng dẫn: ""Những nguyên vật liệu dùng cho xuất khẩu đã được thông quan miễn thuế cho đến nay, kể từ ngày 1/9/2016 không được miễn thuế nữa nên doanh nghiệp phải nộp phần thuế đã được miễn, lãi chậm nộp và phạt chậm nộp tính đến nay""
Hiệp hội cho rằng, hình thức xuất khẩu tại chỗ là hình thức xuất khẩu được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 53 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Theo đó, hàng hóa không xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam nhưng vẫn là loại hình xuất khẩu nên đương nhiên phải được công nhận là xuất khẩu, tương tự như ở Hàn Quốc cũng được công nhận là xuất khẩu theo dạng nhập khẩu miễn thuế.
Mặc dầu vậy, quan điểm của cơ quan Hải quan vẫn là các quy định trước đây của Nghị định số 87/2010/NĐ-CP trái với Luật Hải quan số 54/2014/QH13 và Luật Thương mại số 36/2005/QH11 và hoạt động xuất khẩu tại chỗ không bao gồm trong khái niệm xuất khẩu. Điều chỉnh mới do đó sẽ không còn căn cứ miễn thuế cho giao dịch này nữa.
Theo Hiệp hội và các doanh nghiệp, cơ quan Hải quan giải thích không thuyết phục, áp dụng pháp luật và hướng dẫn căn cứ theo chỉ đạo hành chính. Các biện pháp miễn thuế có thể sửa đổi hoặc cải cách theo mục đích của chính sách, tuy nhiên điều quan trọng là căn cứ sửa đổi phải rõ ràng. Trái lại những quy định không rõ ràng theo giải thích và hướng dẫn chính thức nếu bị phản đối trong một sớm một chiều sẽ tạo ra sự mất tín nhiệm đối với các cơ quan, không chỉ từ những doanh nghiệp nước ngoài đã tin tưởng đầu tư mà cả những doanh nghiệp khác có ý định đến Việt Nam đầu tư sắp tới.
Hiệp hội kiến nghị Bộ Tài chính xem xét việc ghi rõ căn cứ miễn thuế về hình thức xuất khẩu tại chỗ trong Nghị định và xem xét lại giải thích pháp luật với hướng dẫn truy thu thuế từ ngày 01/9/2016, bảo đảm quyền lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc và các doanh nghiệp nước ngoài khác."
Đơn vị phản hồi: Bộ Tài chính – Tổng cục Hải quan
Công văn: 1282/TCHQ - PC, Ngày: 07/03/2019
Nội dung trả lời:
Hiện nay, Tổng cuc Hải quan đang tổng hợp vướng mắc của các doanh nghiệp trình cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý. Ngoài ra, nội dung vướng mắc này đang được tổng hợp vào Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định số 134/2016/NĐ-CP để đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.