Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Về Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản

Chủ nhật, 20-07-2017 | 15:56:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Về Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản

Tình trạng: Phản hồi chưa đầy đủ

Đơn vị kiến nghị: Trung tâm tư vấn và đào tạo doanh nghiệp Nghệ An

Công văn: 1680/PTM - VP, Ngày: 14/07/2017

Nội dung kiến nghị:

  1. Kiến nghị: Về Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản

Tiền cấp quyền cũng nên tỷ lệ với giá sản phẩm, ở các địa phương có giá bán như cát sỏi đá 1x2 có giá từ 250.000 đồng/m3 – 500.000 đồng/m3 thì tiền cấp quyền tương ứng mới tăng từ 50.000 đồng/m3 lên 70.000 đồng/m3. Còn như ở Nghệ An hiện như giá bán nêu trên không thay đổi. Do vậy kiến nghị Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên Môi trường căn cứ vào nhu cầu thị trường của từng vùng miền địa phương để áp dụng chứ không cào bằng giống nhau.

  1. Kiến nghị: Về Thông tư 44/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau.

Giá nhiều loại sản phẩm đá, đá Hoa Cương, đá xẻ, cát vàng, đất san lấp công trình và các loại sản phẩm quặng quá cao, không phù hợp với thực tế thị trường hiện nay. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên Môi trường nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với thị trường từng vùng miền và địa phương trong cả nước. Trước mắt tạm dừng văn bản hướng dẫn thực hiện Thông tư này.

Riêng tại Nghệ An và một số tỉnh trung du miền núi nhu cầu chưa lớn nên sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sản phẩm không bán được. Do đó một số sản phẩm như cát vàng hiện tại chỉ từ 100.000 đồng/m3 trở xuống. Đá 1x2 cũng chỉ dưới 180.000 đồng/m3 ..

Tại Thông tư quy định điều chỉnh khung giá tính thuế tài nguyên để áp dụng cho tất cả các tỉnh thành trong cả nước, việc quy định đồng đều giữa các vùng miền giống nhau là không phù hợp dễ dẫn đến việc phá sản của DN, đề nghị cho tạm dừng thực hiện Thông tư 44/2017/TT-BTC.

- Về thuế tài nguyên: Kể từ khi Luật số 45/2009/QH12 được Quốc hội khóa 12 thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2010, biểu thuế suất tài nguyên đã có sự thay đổi và tăng với tốc độ cao qua các Nghị quyết của các kỳ họp Quốc hội (Nghị quyết số 98/2010/UBTVQH12; Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13; Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13). Trên cơ sở đó, giá tính thuế với tỷ suất thuế ngày càng tăng, các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản đã phải chịu áp lực không nhỏ, kèm theo đó là giá tính thuế ở từng địa phương cũng tăng cao, nhiều mặt hàng có giá tính thuế cao hơn giá bán thực tế. Ở Nghệ An là các biểu giá tính thuế tài nguyên tối thiểu được điều chỉnh liên tục (Quyết định số 29/2010-UBND ngày 29/4/2010; Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND ngày 22/4/2013; Quyết định số 75/2014/QĐ-UBND ngày 17/10/2014). Bên cạnh đó, DN còn phải nộp thêm một khoản tiền lớn ngoài sức chịu đựng về cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Từ đó, gây ra nhiều thiệt hại không nhỏ trong sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp trong hội chúng tôi đã phải đóng cửa sản xuất, một số doanh nghiệp có năng lực thì cũng chỉ giữ để tồn tại hoặc cố hoạt động để giữ tình trạng lỗ ít hơn và chờ cơ hội. Việc làm của người lao động càng ngày càng giảm, tỷ lệ mất việc làm tăng cao; Đi đôi là giá thành sản phẩm tăng, sức cạnh tranh với các nước trong khu vực ngày càng bị sụt giảm. Hệ lụy đến việc suy giảm nguồn tài chính mà các công tác cải tạo môi trường sinh thái cũng bị ảnh hưởng theo, không vì ý thức trách nhiệm với môi trường mà là so thiếu nguồn vốn để cân đối. Vì vậy, đề nghị các cơ quan ở Trung ương sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

- Về thuế liên quan đến xuất khẩu khoáng sản: Căn cứ tính thuế quy định tại Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định “Đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là giá xuất khẩu đơn vị sản phẩm tài nguyên (FOB); trường hợp tài nguyên khai thác vừa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu thì đối với phần tiêu thụ nội địa là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, đối với phần xuất khẩu là giá xuất khẩu” Điều này là bất cập, không công bằng khi tính thuế, làm gia tăng giá thành đối với khoáng sản được chế biến và xuất khẩu. Chưa tính toán và đưa về giá của sản phẩm khoáng sản nguyên khai.


Đơn vị phản hồi: Bộ Tài Chính Bộ Tài nguyên và Môi trường

Công văn: 3887/TCT-CS, Ngày: 28/08/2017

Nội dung trả lời:

  1. Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với cát, sỏi, đá.

Tại khoản 5, Điều 69 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản sửa đôi, bồ sung một số điều của Nghị định số 203/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định:                                                                                                                                       .

  1. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau: 

“Giá tính tiền cấp quvền khai thác khoáng sản được xác định trên cơ sở quy đôỉ từ giá tính thuê tài nguyên theo quy định của pháp luật về thuê tài nguyên tại thời điểm tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn phương pháp quy đồi để tính tiền cấp quyền khai thác khoảng sản. ”

Căn cứ quy định nêu trên, giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với cát, sỏi, đá ... được quy đổi từ giá tính thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật về thuế tài nguyên tại thời điểm tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Để hoàn thiện phương pháp xác định giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị chủ trì hướng dẫn thực hiện theo thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 69 Nghị định sổ 158/2016/NĐ-CP nêu trên, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường khi được yêu cầu.

  1. Áp dụng Thông tư số 44/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính quy định về Khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau.

Tại Điều 5, Điều 6, Điều 8 Thông tư số 44/2017/TT-BTC hướng dẫn:

“Điều 5. Áp dụng khung giá tính thuế tài nguyên

Căn cứ Khung giá tính thuế tài nguyên ban hành tại Thông tư này, ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên áp dụng tại địa phương đảm bảo một sổ nguyên tắc sau:

“Điều 6. Điều chỉnh, bổ sung khung giá tính thuế tài nguyên

  1. Các trường hợp điều chỉnh, bổ sung khung giá tính thuế tài nguyên:
  2. Giá tài nguyên phổ biển trên thị trường biến động lớn: tăng từ 20% trở lên so với mức giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với mức giá tối thiểu của Khung giá tính thuế tài nguyên do Bộ Tài chính ban hành;
  3. Phát sinh loại tài nguyên mới chưa được quy định trong Khung giá tính thuế tài nguyên.
  4. Đối với trường hợp giá tài nguyên biến động lớn phải điều chỉnh ngoài Khung giá tính thuế tài nguyên, trong thời gian 30 ngày, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Cục Thuế, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trao đổi với Bộ Tài chính trước khi quyết định ban hành văn bản điều chỉnh Bảng giá tính thuế tài nguyên.

  1. Sở Tài chính có trách nhiệm cung cấp thông tin đối với các trườmg hợp cần điều chỉnh, bổ sung khung giả tính thuể tài nguyên quy định tại Khoản 1 Điều này và gửi văn bản về Bộ Tài chính để làm căn cứ điều chỉnh Khung giá tính thuê tài nguyên cho phù hợp, chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày có phát sinh các trường hợp điều chỉnh, bổ sung Bảng giá tính thuê tài nguyên. ”

“Điều 8. Điều khoản chuyển tiếp

  1. Đối với loại tài nguyên trong Bảng giá tính thuế tài nguyên do ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và đang có hiệu lực thi hành, phù hợp với Khung giá tính thuế tài nguyên ban hành theo Thông tư này thì tiếp tục áp dụng theo Bảng giá do ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành.
  2. Đổi với loại tài nguyên trong Bảng giá tính thuế tài nguyên do ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành không còn phù hợp với Khung giá tính thuế tài nguyên ban hành kèm theo Thông tư này thì ủy ban nhân dân cấp tình ban hành văn bản điều chỉnh cho phù hợp, chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.”

Căn cứ quy định nêu trên, Thông tư số 44/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế thường xuyên thu thập, cập nhật thông tin, điều chỉnh theo yêu cầu quản lý giá tính thuế tài nguyên đối với các loại tài nguyên khoáng sản thuộc diện chịu thuế tài nguyên, trong đó có đá hoa cương, đá xẻ, cát, đất san lấp công trình và khoảng sản khác để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản tại địa phương, phù hợp với biến động của giá cả thị trường.

Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng cấp tỉnh tổ chức phối hợp nghiên cứu, trình UBND cấp tỉnh ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên áp dụng tại địa phương. Trường hợp giá tài nguyên phổ biển trên thị trường có biến động lớn cần điều chỉnh, bổ sung Khung giá tính thuế tài nguyên thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 44/2017/TT-BTC nêu trên và có văn bản báo cáo Bộ Tài chính để làm căn cứ điều chỉnh Khung giá tính thuế tài nguyên cho phù hợp.

  1. Giá tính thuế tài nguyên đổi với tài nguyên xuất khẩu.

Tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tài nguyên như sau:

“3. Sửa đổi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 4 như sau:

“c) Đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là trị giá hải quan của tài nguyên khai thác xuất khẩu, không bao gồm thuế xuẩt khẩu.

Trường hợp tài nguyên khai thác vừa tiêu thụ nội địa và xuẩt khẩu:

  • Đối với sản lượng tài nguyên tiêu thụ nội địa là giá bán đơn vị tài nguyên khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
  • Đối với sản lượng tài nguyên xuẩt khẩu là trị giá hải quan của tài nguyên khai thác xuất khẩu, không bao gồm thuế xuất khẩu.

Trị giá hải quan của tài nguyên khai thác xuất khẩu thực hiện theo quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại Luật Hải quan và các văn bản hướng dân thi hành. ” "

Căn cứ quy định nêu trên:

  • Đối với tài nguyên khai thác bán ra: Cơ sở sản xuất kinh doanh khai thác tài nguyên không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu thì giá tính thuế tài nguyên là trị giá hải quan của tài nguyên khai thác xuất khẩu, không bao gồm thuế xuất khẩ Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh khai thác tài nguyên vừa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu thì đối với sản lượng tài nguyên tiêu thụ nội địa là giá bán đơn vị tài nguyên khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng; đối với sản lượng tài nguyên xuất khẩu là trị giáhải quan của tài nguyên khai thác xuất khẩu, không bao gồm thuế xuất khẩu.

- Đối với tài nguyên khai thác không bán ra mà phải qua sản xuất, chế biến mới xuất khẩu thì giá tính thuế là trị giá hải quan của sản phẩm tài nguyên xuất khẩu không bao gồm thuế xuất khẩu tương ứng với sản lương tài nguyên xuất khẩu ghi trên chứng từ xuất khẩu nhưng không thấp hơn giá tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định. Trị giá hải quan của sản phẩm tài nguyên xuất khẩu thực hiện theo quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành và sửa đối, bổ sung (nếu có).

  • Trường hợp bán ra sản phẩm công nghiệp thì giá tính thuế tài nguyên là giá bán sản phẩm công nghiệp trừ đi chi phi chế biến phát sinh của công đoạn chế biến từ sản phẩm tài nguyên thành sản phẩm công nghiệp nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tình quy định.

Chi phí chế biến phát sinh của công đoạn chế biến từ sản phẩm tài nguyên thành sản phẩm công nghiệp được trừ khi xác định giá tính thuế căn cứ công nghệ chế biến của doanh nghiệp theo Dự án đã được phê duyệt nhưng không bao gồm chi phí khai thác, sang, tuyển, làm giàu hàm lượng.

  1. Mục tiêu, thẩm quyền ban hành thuế suẩt thuế tài nguyên

Luật Thuế tài nguyên quy định Khung thuế suất thuê tài nguyên và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định mức thuế suất cụ thể đối với từng loại tài nguyên áp dụng trong từng thời kỳ theo nguyên tắc:

  • Phù hợp với danh mục nhóm, loại tài nguyên và trong Khung thuế suất do Quốc hội quy định;
  • Góp phần quản lý nhà nước đối với tài nguyên, bảo vệ khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên;
  • Góp phần bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước.

Trong thời gian qua, ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành các Nghi quyết điều chỉnh mức thuế suất thuế tài nguyên trong phạm vi Khung thuế suất đã được Quốc hội quy định đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước về tài nguyên trong từng thời kỳ.

Ý kiến bạn đọc (0)