Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020
Tên kiến nghị: Về Điều 37- Nghị định 39/2016/NĐ-CP: tô chức bộ phận y tế với nội dung: Khoản 1: b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh có từ 300 đến 500 người phải có ít nhất 01 bác sỹ và 01 nhân viên để thực hiện các hoạt động y tế có trình độ trung cấp. Khoản 2: Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có > 1000 NLĐ phải tổ chức bộ phận y tế có 01 bác sỹ Khoản 3: Người làm công tác y tế ở cơ sở phải có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.
Tình trạng: Chưa phản hồi
Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam
Công văn: 3121A/PTM - VP, Ngày: 20/11/2017
Nội dung kiến nghị:
- Lý do kiến nghị:
"Quy định về việc phải có bác sỹ là phức tạp vì:
+ Cơ bản bộ phận y tế tại doanh nghiệp chỉ thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và chỉ thực hiện sơ cứu. TH nặng thì chuyển lên bệnh viện để kịp thời điều trị
+ Tất cả NLĐ đã tham gia BHYT để được chăm sóc sức khỏe từ cấp cơ sở đến cấp TW
--> Lãng phí và không cần thiết
Với công ty có trên 300 người thì phải có 1 bác sỹ, 1 nhân viên chăm sóc sức khỏe thường trực, hoặc ký hợp đồng với cơ sở y tế gần nhất nhưng cơ bản chỉ có thể thực hiện được chăm sóc sức khỏe ban đầu và sơ cứu tại công ty, còn lại là không phù hợp với tình hình thực tế. Như vậy sẽ làm tăng gánh nặng chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp"
- Kiến nghị: Chính phủ nên xác định yêu cầu về số nhân viên y tế sao cho phù hợp với từng lĩnh vực công việc và quy mô công ty và loại bỏ yêu cầu cầu phải có bác sĩ hay nhân viên chăm sóc y tế tại cơ sở.
+ Bỏ quy định tại khoản 3 do quy định thêm chứng chỉ chuyên môn về y tế lao động là không cần thiết phức tạp, khó thực thiện do y tế lao động vẫn nằm trong y tế đa khoa nói chung.
Đơn vị phản hồi: Bộ Lao động. Thương binh và Xã hội
Công văn: , Ngày:
Nội dung trả lời: