Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Về Điều 74- Luật ATVSLĐ: An toàn vệ sinh viên với nội dung "- Ít nhất 1 an toàn vệ sinh viên trên 1 tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất kinh doanh. - ATVS viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở; - NSDLĐ ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở. - Quyền của ATVS viên: + Dành thời gian để thực hiện các nhiệm vụ cả ATVS viên mà vẫn được trả lương; + Được hưởng phụ cấp trách nhiệm"

Thứ bẩy, 24-11-2017 | 11:18:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Về Điều 74- Luật ATVSLĐ: An toàn vệ sinh viên với nội dung "- Ít nhất 1 an toàn vệ sinh viên trên 1 tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất kinh doanh. - ATVS viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở; - NSDLĐ ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở. - Quyền của ATVS viên: + Dành thời gian để thực hiện các nhiệm vụ cả ATVS viên mà vẫn được trả lương; + Được hưởng phụ cấp trách nhiệm"

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam

Công văn: 3121A/PTM - VP, Ngày: 20/11/2017

Nội dung kiến nghị:

Lý do kiến nghị: Không có sự thống nhất trong quy định về vận hành của hệ thống ATVS viên vì quy định Công đoàn quản lý và hướng dẫn nhưng NSDLĐ thành lập và ban hành quy chế hoạt động

- Kiến nghị: "Sửa đổi theo phương án sau:

- ""ATVS viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của NSDLĐ hoặc phòng ATVSLĐ""

- Công đoàn hỗ trợ và hợp tác.

- Bỏ ""phụ cấp trách nhiệm"" Vì:

+ NSDLĐ trả lương cho ATVS viên để thực hiện công việc được giao;

+ NSDLĐ cho phép ATVS viên dành thời gian làm việc để làm các công việc ATVSLĐ;

+ Nếu các công việc này chịu sự quản lý của NSDLĐ, việc trả phụ cấp là không cần thiết. Điều này làm mất sự cân bằng của hệ thống lương.

Ví dụ : Trả phụ cấp cho an toàn vệ sinh viên, nhưng không trả phụ cấp cho người chịu trách nhiệm về IT, dẫn đến mất cân bằng, bình đẳng giữa người lao động với nhau. Phụ cấp trách nhiệm nên được quyết định bởi công ty, không phải bởi luật"


Đơn vị phản hồi: Bộ Lao động. Thương binh và Xã hội

Công văn: 1397/LĐTBXH - PC, Ngày: 11/04/2018

Nội dung trả lời:

  • Hoạt động của an toàn, vệ sinh viên cũng là góp phần giúp người sử dụng lao động làm tất hơn công tác an toàn, vệ sinh lao động; Các nghĩa vụ đối với an toàn, vệ sinh viên đã được quy định rõ trong luật an toàn, vệ sinh lao động, có tính độc lập nhất định trong hoạt động khi có thể báo cáo thông qua công đoàn hoặc thanh tra lao động khi phát hiện vi phạm mà đã kiến nghị với người sử dụng lao động nhưng không được khắc phục.
  • An toàn vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý của ban chấp hành công đoàn cơ sở phần nào sẽ giúp bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người lao động theo cơ chế lao động 3 bên.

Đề nghị trao đổi thêm với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

Ý kiến bạn đọc (0)