Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020
Tên kiến nghị: Về Đầu tư sang Lào
Tình trạng: Phản hồi chưa đầy đủ
Đơn vị kiến nghị: Tổng Công ty Sông Đà
Công văn: 1389/PTM - VP, Ngày: 13/06/2017
Nội dung kiến nghị:
- Thiếu vốn đầu tư: do các cổ đông không thực hiện góp vốn điều lệ như cam kết ban đầu nên chủ đầu tư thiếu vốn đầu tư và các tổ chức tín dụng cũng không giải ngân cho dự án do chủ đầu tư thiếu vốn đối ứng.
- Giá bán điện về Việt Nam đang được tính toán trên cơ sở tổng mức đầu tư. Tuy nhiện, việc xác định giá trị tổng mức đầu tư để làm căn cứ tính giá bán điện cũng đang tồn tại nhiều khó khăn, bất cập. Cụ thể như: trên cơ sở tổng mức đầu tư đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, Nhà đầu tư báo cáo Bộ Công thương để đề nghị thỏa thuận giá bán điện về Việt Nam. Sau đó, Bộ Công thương lại tổ chức xem xét hồ sơ tổng mức đầu tư theo quan điểm riêng của Bộ Công thương và thường là vận dụng theo cách tính cho các dự án đầu tư trong nước mà không tính đến các yếu tố đầu tư ra nước ngoài, cho nên đã xảy ra tình trạng không thống nhất trong cách xác định tổng mức đầu tư. Đồng thời, thủ tục và thời gian thẩm định lại tổng mức đầu tư cũng kéo dài (thông thường là hơn 1 năm) đã gây bất lợi lớn cho nhà đầu tư.
- Tại các cửa khẩu của hai nước chỉ làm việc theo giờ hành chính, dẫn đến các vật tư, vật liệu, máy móc thiết bị và phương tiện vận chuyển phải nằm chờ tại các cửa khẩu mất nhiều thời gian và làm gia tăng chi phí;
- Theo quy định của Lào, các dự án thủy điện do các doanh nghiệp đầu tư tại Lào theo hình thức BOT có thời hạn 30 năm, trong đó thời gian vận hành để chuyển giao là 25 năm. Như vậy, thời gian để hoàn thành xây dựng khoảng 5 năm là tương đối bất cập và khó khả thi đối với các dự án thủy điện (do thủ tục chuẩn bị đầu tư và triển khai đầu tư phải làm việc với cả hai Chính phủ nên thời gian thực hiện thường kéo dài hơn so với việc đầu tư tại Việt Nam). Điều này dẫn đến nguy cơ làm giảm thời gian vận hành nhà máy của chủ đầu tư và như vậy sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư
Tổng Công ty Sông Đà kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho đầu tư thủy điện tại Lào:
Áp dụng mức giá mua điện tối thiểu và phù hợp với mặt bằng chung của thị trường các nước trong khu vực khi mua điện về Việt Nam.
Đơn vị phản hồi: Bộ Công Thương; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Ngoại giao; Bộ Quốc phòng
Công văn: 2784/BNG - THKT, Ngày: 27/07/2017
Nội dung trả lời:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ Bộ Ke hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Dự án được thực hiện tại Lào, đo vậy về nguyên tắc, quá trình thực hiện Dự án phải thực hiện theo các quy định của pháp luật Lào. về các kiến nghị cùa Tổng Công ty Sông Đà:
bất cập của Lào về thời gian hoàn thành việc xây dựng dự án thủy điện (5 năm), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị phía bạn xem xét. Phía bạn đã ghi nhận và cam kết sẽ xem xét theo quy định, pháp luật Lào.
2.2 về chỉ định thầu các gói thầu: đề nghị thực hiện theo pháp luật Lào và điều lệ Tổng công ty và doanh nghiệp tại Lào.