Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Quy định lại trách nhiệm Trong trường hợp TNGT được coi là TNLĐ: + Người lao động hoặc thân nhân của người lao động có trách nhiệm có được các tài liệu dưới đây từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);Sơ đồ hiện trường; Biên bản điều tra tai nạn giao thông; Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích; Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có); Giấy chứng thương (nếu có);Giấy ra viện (nếu có)…. + Người sử dụng lao động có trách nhiệm:lập Biên bản Điều tra TNLĐ sau khi nhận được và trên cơ sở Biên bản điều tra tai nạn giao thông do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp; nộp hồ sơ vụ TNLĐ cho cơ quan chức năng sau khi nhận được các tài liệu nói trên từ người lao động hoặc thân nhân của người lao động

Chủ nhật, 24-11-2017 | 11:42:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Quy định lại trách nhiệm Trong trường hợp TNGT được coi là TNLĐ: + Người lao động hoặc thân nhân của người lao động có trách nhiệm có được các tài liệu dưới đây từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);Sơ đồ hiện trường; Biên bản điều tra tai nạn giao thông; Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích; Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có); Giấy chứng thương (nếu có);Giấy ra viện (nếu có)…. + Người sử dụng lao động có trách nhiệm:lập Biên bản Điều tra TNLĐ sau khi nhận được và trên cơ sở Biên bản điều tra tai nạn giao thông do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp; nộp hồ sơ vụ TNLĐ cho cơ quan chức năng sau khi nhận được các tài liệu nói trên từ người lao động hoặc thân nhân của người lao động

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam

Công văn: 3121A/PTM - VP, Ngày: 20/11/2017

Nội dung kiến nghị:

Điều 16, Nghị định 39/2016/NĐ-CP: Hồ sơ vụ tai nạn lao động yêu cầu NSDLĐ có trách nhiệm lập hồ sơ vụ tai nạn lao động nhưng trong trường hợp TNGT được coi là TNLĐ, rất khó để người sử dụng lao động có được các tài liệu gồm: Biên bản khám nghiệm hiện trường; Sơ đồ hiện trường; Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân tại hiện trường; Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích; Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp; Giấy chứng thương; Giấy ra viện …Những tài liệu trên phải nên do cơ quan công an, Y tế cung cấp theo đề nghị của người lao động hoặc thân nhân của người lao động (như quy định tại Khoản 5, Điều 35, Luật ATVSLĐ).


Đơn vị phản hồi: Bộ Lao động. Thương binh và Xã hội

Công văn: 1397/LĐTBXH - PC, Ngày: 11/04/2018

Nội dung trả lời:

  • Việc giao cho người lao động hoặc thân nhân người lao động bị tai nạn lao động tự làm hồ sơ sẽ không mang tính khách quan, dễ gây trục lợi chế độ.
  • Người lao động bị tai nạn lao động là đối tượng yếu thế, không thê quy trách nhiệm cho họ hoàn thiện hô sơ nêu trên.
  • Để tạo điều kiện tốt hơn trong việc lập, hoàn thiện hồ sơ tai nạn trên đường đi và về, từ nơi ở đến nơi làm việc Khoản 5 Điều 35 Luật an toàn, vệ sinh lao động quy định trường hợp tai nạn trên đường đi. và về từ nơi ở đên nơi làm việc thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp cho Đoàn điều tra môt trong các giấy tờ sau đây:a) Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn; b) Biên bản điều tra tai nạn giao thông; c) Trường hợp không có các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của người lao động hoặc thân nhân của người lao động. Quy định này là quy đinh mới, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Ý kiến bạn đọc (0)