Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Phân cấp mức đóng cho các ngành nghề nên dựa trên mức độ độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm

Chủ nhật, 24-11-2017 | 11:44:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Phân cấp mức đóng cho các ngành nghề nên dựa trên mức độ độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam

Công văn: 3121A/PTM - VP, Ngày: 20/11/2017

Nội dung kiến nghị:

Điều 4 Nghị định 37/2016/NĐ-CP: Mức đóng bảo hiểm bắt buộc cho TNLĐ, BNN quy định: Mức đóng bảo hiểm bắt buộc cho TNLĐ, BNN cho tất cả các nghành nghề là 1%

Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra TNLĐ ở một số ngành nghề nặng nhọc, độc hại thì rất cao và ngược lại đối với lao động nhẹ.  Quy định tại Nhật Bản, mức đóng cho các ngành nghề độc hại, nguy hiểm lên tới hơn 8,8%, tuy nhiên có những ngành lao động nhẹ, nguy cơ xảy ra TNLĐ thấp như sản xuất linh kiện điện tử thì mức đóng là 0,3%. Luật An toàn, vệ sinh lao động cũng đã ghi nhận các chế độ, trách nhiệm riêng đối với các ngành nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm với các ngành khác. Vì vậy, việc cào bằng mức đóng 1% (năm 2017 được sửa đổi thành 0.5%)  cho tất cả các ngành nghề là không hợp lý.


Đơn vị phản hồi: Bộ Lao động. Thương binh và Xã hội

Công văn: 1397/LĐTBXH - PC, Ngày: 11/04/2018

Nội dung trả lời:

  • Việc quy định đồng đều hay thay đổi mức đóng theo nguy cơ đều có ưu nhược điểm riêng. Trong đó:

+ Mức đóng theo rủi ro có ưu điểm là nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực nhưng hạn chế sự chia sẻ rủi ro giữa các ngành nghề;

+ Mức đóng chung cho tất cả lĩnh ngoài việc thì tăng cường chia sẻ rủi ro giữa các ngành nghề; giảm bớt sự phức tạp ừong tổ chức thực hiện khi xác định mức đóng đối với các doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề.

  • Ngoài ra, trong thưc tế hiện nạỵ thì một. tỷ. lệ lợn các trựờng hợp được hưởng bảo hiểm xã hội là tai nạn giao thông, do vậy doanh nghiệp ít có nguy cơ trong sản xuất nhưng vẫn có người bị tai nạn giao thông nhiều thì chênh lệch mức rủi ro giữa các ngành nghề giảm.
  • Tuy nhiên, trong thời gian tới, Bộ cũng sẽ có nghiên cứu, đánh giá toàn diện để đề xuất Chính phủ có sự điều chỉnh phù hợp.
Ý kiến bạn đọc (0)