Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm tàu để thu hút ngư dân tham gia bảo hiểm, bảo vệ quyền lợi ngư dân trước các rủi ro.

Chủ nhật, 14-12-2017 | 16:31:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm tàu để thu hút ngư dân tham gia bảo hiểm, bảo vệ quyền lợi ngư dân trước các rủi ro.

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa - VCCI

Công văn: 3353/PTM - VP, Ngày: 14/12/2017

Nội dung kiến nghị:

Rủi ro đắm tàu và chết thuyền viên đi tàu đánh bắt hải sản cao hơn hẳn so với các loại hình giao thông, hoạt động kinh doanh khác. Vì vậy, mua bảo hiểm tàu là rất cần thiết, giảm bớt gánh nặng cho ngư dân khi có rủi ro xảy ra. Theo quy định tại Nghị định 89/2015/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản có quy định về việc Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là thành viên tổ đội, hợp tác xã khai thác hải sản, nghiệp đoàn nghề cá và có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên như sau: 

Hỗ trợ hàng năm kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên mỗi tàu (bảo hiểm mọi rủi ro) với mức:

  1. a) 70% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 90CV đến dưới 400CV;
  2. b) 90% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.”

Mặc dù được hỗ trợ đến 90% thì 10% số tiền phí bảo hiểm vẫn là khó khăn đối với ngư dân nên nhiều ngư dân thường bỏ qua không mua bảo  hiểm. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đề xuất là nhà nước hỗ trợ 100% tiền mua bảo hiểm tàu, đổi lại nhà nước có thể bớt tiền hỗ trợ dầu nhớt.  Nghề khai thác hải sản là một trong những nghề có nguy cơ  rủi ro cao. Để khuyến khích ngư dân bám biển, rất mong Nhà nước hỗ trợ 100%  kinh phí mua bảo hiểm tàu để thu hút ngư dân tham gia bảo hiểm, bảo vệ quyền lợi ngư dân trước các rủi ro.


Đơn vị phản hồi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Công văn: 668/BNN-QLDN, Ngày: 23/01/2018

Nội dung trả lời:

Chính sách bảo hiểm được quy định tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014 được sửa đổi bồ sung theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và được sự đồng thuận của các Bộ, ngành liên quan. Theo đó, không quy định việc Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu nhằm đảm bảo sự công bằng của các đối tượng được hưởng chính sách với các đối tượng khác, mặt khác để nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ tàu trong việc đảm bảo an toàn cho tàu và người tham gia khai thác hải sản trên biển. Chính sách hỗ trợ bảo hiểm được quy định tại Khoản 5 Điều 1 Dự thảo Nghiế định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

“Điều 5. Chính sách bảo hiểm: Ngân sách nhà nước hỗ trợ lành phí mua bảo hiần cho các tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là thành viên tổ đội, nghiệp đoàn nghề că, hợp tác xã khai thác hải sản và có tổng công suất máy chính từ 90 cv trở lên:

  1. Hỗ trợ hàng năm 100%  kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho mỗi thuyền viên làm việc trên tàu.
  2. Ho trợ hàng năm 50% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu (bảo hiểm mọi rủi ro đổi với thân tàu, không bao gồm trang thiết bị đánh bắt hải sản, ngư lưới cụ trên tàu). ”
  3. Nội dung nêu tại Mục 8 Phụ lục 3 Văn bản số 3353/PTM-VP ngày 14/12/2017 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trả lời kiên nghị của Công ty cổ phần Đức Minh về việc bãi bỏ việc đăng ký sản phâm thức ăn chăn nuôi (TACN) lưu hành trên toàn quốc:

Quản lý TACN theo danh mục hoặc cấp mã số sản phẳxn lứu hành là cách thức quan lý hoàn toàn phù họp với các quy định của pháp luật hiện hành, việc cấp mã số cho các sản phẩm TACN được phép lưu hành vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc chấp hành pháp luật liên quan đến chất lượng, an toàn thực phẩm thức ăn chăn nuôi của người kinh doanh vừa thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước. Danh mục TACN là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước triển khai những chính sách đặc thù chỉ áp dụng cho mặt hàng TACN, Danh mục còn là hàng rào kỹ thuật để bảo hộ sản xuất kinh doanh TACN trong nước. Cách thức quản lý TACN theo danh mục đang được tất cả các nước trên thế giới và khu vực áp dụng. Nội dung kiến nghị này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời cụ thể cho Công ty CP Đức Minh tại Văn bản số 5027/BNN-CN ngày 19/6/2017. Đồng thời Bộ cũng đã có Văn bản trả lời số 9043/BNN-QLDN ngày 26/10/2017 gửi Văn phòng Chính phủ.

  1. Nội dung nêu tại Mục 36 Phụ lục 3 Văn bản số 3353/PTM-VP ngày 14/12/2017 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trả lời kiến nghị của công ty TNHH rượu Vạn Phát về việc bọ sung, công nhận nhà máy mía đường của Công ty TNHH Rượu Vạn Phát vào danh mục nhà máy đường và bổ sung diện tích trồng mía của Công ty vào quy hoạch phát ừiển nguyên liệu mía ừên địa bàn tỉnh Phú Yên:

Thời gian vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan đầu mối là Cục Chế biển và Phát triển thị trường Nông sản, cơ quan thực hiện là Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp) đã tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch mía đường toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Bộ đã phối hợp cùng các cơ quan liên quan của tỉnh Phú Yên rà soát hiện trạng ngành mía đường của tỉnh và đã quy hoạch sản xuất mía đường của tỉnh Phú Yên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 với vùng nguyên liệu mía toàn tỉnh, ổn định 25.832 ha; công suất 03 nhà máy đường đạt 18.000 tấn mía/ngày vào năm 2020 và tăng lên 25.500 tấn mía/ngày vào năm 2030.

Hiện nay việc lập quy hoạch đã hoàn thành và hồ sơ dự thảo quy hoạch mía đường toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt

Bộ Nông nghiệp và PTNT lập Quy hoạch ngành mía đường mang tính tổng thể trên phạm vi toàn quốc và có tính định hưởng cho các tỉnh, còn các tỉnh sẽ quy hoạch chi tiết cho từng nhà máy theo tình hình cụ thể của địa phương. Hiện nay tỉnh Phú Yên đang triển khai thực hiện ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình theo Thông báo số 382/TB-VPCP ngày 18/8/2017 của Văn phòng Chính phủ. Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục phối hợp với địa phương để giải quyết

Ý kiến bạn đọc (0)