Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Một số kiến nghị liên quan đến Dự án nhà máy luyện kim màu Lào Cai

Thứ sáu, 27-08-2018 | 10:08:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Một số kiến nghị liên quan đến Dự án nhà máy luyện kim màu Lào Cai

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Công ty Cổ phần Tứ Đỉnh Địa chỉ: 76 An Dương Vương, Phường Cốc Lếu, TP Lào Cai

Công văn: 1860/PTM - VP, Ngày: 24/08/2018

Nội dung kiến nghị:

I/ Vấn đề thứ nhất: Về đất đai

Công ty nhận chuyển nhượng dự án dưới sự thẩm định và cho phép của UBND tỉnh Lào Cai tại QĐ 2400/QĐ-UBND ngày 25/8/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai; được cấp GCNQSD đất cho 21,2 ha, có biên bản kiểm tra xác nhận hiện trạng không có tranh chấp của các Sở ngành, địa phương trước khi UBND tỉnh ra quyết định cho thuê đất, ký hợp đồng thuê đất... 

Từ các hồ sơ thủ tục pháp lý đã được tỉnh Lào Cai thẩm định và xác nhận đủ điều kiện. Công ty đã ký hợp đồng chuyển nhượng với giá trị nhận chuyển nhượng là 63,8 tỷ đồng, trong đó giá trị hạ tầng cơ sở và thiết bị là 14 tỷ đồng, còn lại là giá trị về đất đai và quyền được kế thừa dự án.

Tuy nhiên, đến thời hiện tại Công ty chỉ có thể sử dụng được diện tích 5,6 ha đất, số diện tích còn lại đang có tranh chấp với 13 hộ dân ( trong đó 04/13 hộ có  sổ đỏ được cấp chồng lên sổ đỏ của Cty) mặc dù đơn vị đã có rất nhiều văn bản đề nghị UBND tỉnh Lào Cai và các Sở ngành giải quyết trả lại mặt bằng cho Doanh nghiệp để đầu tư nhưng đến nay tỉnh chưa xử lý được.

II/ Vấn đề thứ hai: Thiệt hại do hậu quả của các văn bản, quyết định quan liêu, duy ý chí, thiếu minh bạch; áp đặt và có biểu hiện lợi ích nhóm.

1) Đối với Quyết định số 711/QĐ-UBND ngày 07/03/2018 về việc đình chỉ hoạt động nhà máy luyện kim màu Lào Cai vô thời hạn.

Đây là quyết định không báo trước, không có thời hạn đình chỉ, sau khi Công ty kiếu nại thì UBND tỉnh đã thu hồi Quyết định này và hậu quả sau 3 tháng đình chỉ là nhà máy bị tê liệt, tổng thiệt hại lên đến hàng trăm tỷ đồng, sơ bộ hơn 30 đơn vị bị liên đới thiệt hại, hầu hết là các đối tác lớn trong nước và  tập đoàn nước ngoài vì Công ty chưa có nguồn thanh toán tiền, trả hàng và trả tiền vay, lãi vay ngân hàng cụ thể:

  • Tập đoàn CLIVEDEN AG Thụy Sỹ 4,3 triệu USD (100 tỷ đồng),
  • Tập đoàn TRAFIGURA Singarpo là 3,0 triệu USD (70 tỷ đồng),
  • Tập đoàn Quốc tế HOA VĂN Trung Quốc tạm ứng hợp đồng lắp đặt thiết bị tổng thầu EPC 13,2 triệu USD (300 tỷ đồng).

Các tập đoàn này đang liên hệ và thông qua con đường ngoại giao, xin gặp Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Đảng và Nhà nước để đề nghị được can thiệp giải quyết vì họ cho rằng bị lừa dối và bị rủi ro do việc quản lý điều hành kém hiệu quả của địa phương, chắc chắn việc này sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cũng như tỉnh Lào Cai nói riêng.

  • Công nợ tiền/hàng chưa trả đối thương mại Trung Quốc: Cty Tấn Hiệp Hòa 66,0 tỷ đồng, Cty Đàm Thủy Thanh 48,0 tỷ đồng, Cty Thần Thăng Hà Khẩu 45,0 tỷ đồng, Cty Dịch Môn 30 tỷ đồng. Tổng cộng180 tỷ đồng.

Các công ty này đã có văn bản gửi đến Cục Hải Quan Lào Cai, UBND tỉnh Lào Cai đề nghị can thiệp yêu cầu Công ty Tứ Đỉnh trả tiền/hàng; họ đang thông qua Lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh-TQ, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để gửi công hàm sang Chính Phủ Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết thu hồi tiền/hàng và xử phạt vi phạm hợp đồng.

  • Nợ các đối tác vận chuyển, kho bãi, bốc xếp hàng, sửa chữa thiết bị máy móc và tiền điện sản xuất kinh doanh là 45,0 tỷ đồng
  • Nợ lương và các chế độ của người lao động gần 2,0 tỷ đồng.
  • Về nợ vốn vay, lãi suất quá hạn và tiền hàng thế chấp tại các NHTM:

- Chi nhánh ngân hàng SHB Lào Cai 335,0 tỷ đồng,

- Chi nhánh ngân hàng HDBank Lào Cai 45,0 tỷ đồng

Trong khi hàng nhập đã về ở kho cảng Hải Phòng nhưng Công ty không có tiền để thanh toán cho đối tác và ngân hàng. Do vậy, 02 ngân hàng này đã thông báo với Công ty yêu cầu thanh toán khoản vay, lãi quá hạn và báo cáo hướng xử lý các khoản nợ, khoản vay mở LC để ngân hàng thu hồi vốn.

  • Tổng tiền nhận chuyển nhượng và chi phí đầu tư XDCB tại nhà máy luyện kim màu Lào Cai gần 400 tỷ đồng, hiện tại Công ty không sử dụng được do Nhà máy bị đình chỉ sản xuất vô thời hạn và hàng ngày vẫn phải trả lãi vay, trong khi thiết bị ngừng hoạt động ngày càng xuống cấp mất giá trị.

2) Đối với Quyết định số 1488/QĐ-UBND ngày 18/05/2018 về việc ngừng sản xuất Sten tại nhà máy luyện kim màu Lào Cai vô thời hạn.

Đây là quyết định không chính xác, thiếu khách quan. Vì các quy định điều chỉnh hoạt động SXKD của doanh nghiệp đã được Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư công nhận, trong đó Nhà nước cho phép doanh nghiệp SXKD những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật không cấm. Mặt khác, trong giấy chứng nhận đầu tư Công ty được phép sản xuất mặt hàng Sten đồng và theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ban hành ngày 25/03/2015 của Bộ Tài Chính thì quặng và tinh quặng đồng do Công ty nhập khẩu, chế biến, xuất khẩu là mặt hàng được cấp mã HS xuất nhập khẩu và không bị giới hạn về số lượng, không phải xin cấp phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Theo giấy chứng nhận đầu tư ngoài sản xuất đồng thì Nhà máy được phép sản xuất sản phẩm sắt vê viên. Đáp ứng kêu gọi của Chính Phủ và tỉnh Lào Cai về chế biến sâu khoáng sản và sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào trong nước, tránh “chảy máu” tài nguyên quốc gia. Hiện nay nhà máy đã có dây chuyền sản xuất sắt vê viên công suất gần 200.000 tấn/năm với gần 100 lao động thường xuyên, đã sản xuất ra sản phẩm và cung cấp cho nhà máy gang thép Việt Trung làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất gang, nhưng tỉnh Lào Cai vẫn yêu cầu ngừng hoạt động, cắt điện. Mặt khác, được biết tỉnh Lào Cai lại có văn bản xin Chính Phủ cho phép tỉnh được xuất cả triệu tấn quặng sắt thô ra nước ngoài? Liệu có phải vì lợi ích của cá nhân hay nhóm cá nhân nào đó không?. Hay có cá nhân/tổ chức nào cố ý kìm hãm để doanh nghiệp phá sản?.

Để tìm hiểu và đánh giá tình hình. Ngày 21/04/2018 và ngày 04/06/2018 Thanh tra Chính Phủ đã có 02 đoàn đến Nhà máy kiểm tra, nắm bắt tình hình và làm việc với UBND tỉnh Lào Cai. Sau đó Thanh tra Chính Phủ đã có văn bản số 1042/TTCP-C.I ngày 03/07/2018 gửi UBND tỉnh Lào Cai v/v kiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân tại tỉnh Lào Cai, trong đó có mục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để đảm bảo sớm ổn định sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên UBND tỉnh Lào Cai không thực hiện đúng tinh thần hướng dẫn chỉ đạo của TTCP, thậm trí còn làm ngược lại chỉ đạo bằng việc liên tiếp ra các văn bản chỉ đạo tất cả các sở ngành, Công an (chỉ còn thiếu việc huy động quân đội) tiến hành củng cố hồ sơ để xử phạt vi phạm hành chính, tiến tới thu hồi dự án đầu tư, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bắt phá dỡ công trình xây dựng… ép doanh nghiệp đến con đường phải phá sản.

Từ các quyết định lạm dụng quyền lực nhà nước, quan liêu, duy ý chí, áp đặt và ép buộc Doanh nghiệp một cách phi lý của UBND tỉnh Lào Cai đã dẫn đến hậu quả cho công ty như sau:

1) Doanh nghiệp bị các đối tác cắt đứt quan hệ làm ăn và bị khởi kiện để đòi thanh toán các khoản đầu tư, tiền/hàng là rất rõ ràng (hiện đã có một vài đơn vị đòi hàng). Nếu các nguy cơ trên là hiện thực thì gần như chắc chắn Công ty buộc phải tuyên bố phá sản, các cổ đông và đối tác làm ăn với chúng tôi sẽ mất hết tiền/hàng, tài sản đã đầu tư, thiệt hại lên đến nghìn tỷ đồng; thậm trí lãnh đạo, cổ đông có thể phải vướng vào vòng lao lý.

2) Các ngân hàng sẽ phát mại tài sản và thu hồi công nợ, Công ty không còn cơ hội tồn tại phát triển. Hiện đã có đơn vị tư nhân, đối tác trong nước cho người xã hội lạ mặt đến trụ sở Công ty to tiếng, hăm dọa đòi tiền, nếu Công ty không giải quyết, thanh toán hết công nợ thì họ sẽ đe dọa đến tính mạng CBNV, người thân gia đình, vợ, con những cán bộ quản lý của Công ty.

3) Dự án có nguy cơ bị thu hồi Giấy CNĐT, thu hồi Giấy CNQSDĐ, phải tháo dỡ công trình… vô lý dù những hồ sơ trên được chính UBND tỉnh và các Sở ngành thẩm định, kiểm tra cấp cho Doanh nghiệp một cách hợp pháp.

4) Công ty buộc phải tham gia các vụ kiện tại tòa án kinh tế/ Trọng tài quốc tế tại Việt Nam hoặc nước ngoài do các tập đoàn nước ngoài khởi kiện mà biết chắc không có phần thắng và không có nguồn tài chính trả nguyên đơn vì thua kiện.

5) Khi Công ty thông báo quyết định đình chỉ, yêu cầu ngừng hoạt động vô thời hạn, tất cả các cổ đông và hơn 100 CBNV của Công ty đang làm việc tại Nhà máy rất hoang mang lo lắng, vì họ là lao động chính không còn việc làm và mất nguồn thu nhập để nuôi sống gia đình. Trong số đó có hơn 10 người lao động đã dùng nhà đất, tài sản của gia đình thế chấp với ngân hàng để bảo lãnh cho Công ty vay vốn SXKD, nay có nguy cơ trắng tay vì nếu Công ty không trả được nợ thì tài sản thế chấp sẽ bị ngân hàng phát mại, nhiều người không còn chỗ ở, nên họ đang rất uất ức, bị dồn nén và đang mất dần lòng tin vào đảng, chính quyền; rất có thể xẩy ra những vụ việc không mong muốn.

III/ Đề nghị của Doanh nghiệp: Từ 02 vấn đề đã trình bày ở trên, Công ty CP Tứ Đỉnh đề nghị UBND tỉnh Lào Cai giải quyết một số vấn đề sau:

1/ Giải quyết dứt điểm việc tranh chấp đất đai, sổ đỏ chồng sổ đỏ tại dự án Nhà máy luyện kim màu Lào Cai, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

2/ Bồi thường thiệt hại tài chính số tiền tạm tính riêng về lãi vay, phạt hợp đồng tạm tính 35,0 tỷ đồng cho doanh nghiệp và toàn bộ các thiệt hại phát sinh có liên quan khác tạm tính 180 tỷ đồng, do UBND tỉnh Lào Cai áp đặt, duy ý chí, sử dụng quyền hạn được Nhà nước giao để lạm quyền ban hành quyết định số 711/QĐ-UBND ngày 07/03/2018 một cách thiếu minh bạch, khách quan; sau đó Công ty kiếu nại tỉnh đã phải thu hồi quyết định này bằng QĐ số 1481/QĐ-UBND ngày 18/5/2018. Hậu quả của việc ban hành quyết định số 711/QĐ-UBND đã làm thiệt hại tài chính đặc biệt nghiêm trọng, mất hết uy tín, thương hiệu, danh dự của lãnh đạo Doanh nghiệp.

3/ UBND tỉnh làm việc trực tiếp với các đối tác của Công ty, đặc biệt là các ngân hàng SHB, HDBank, tập đoàn CLIVEDEN TRADING AG Thụy Sỹ; tập đoàn TRAFIGURA Singarpo, Quốc tế Hoa Văn- Trung Quốc, Tập đoàn Trung Thành - Trung Quốc, để giải thích về những quyết định của mình và trấn an đưa ra lộ trình giải quyết, hướng tháo gỡ khắc phục tình trạng hiện nay cho Doanh nghiệp để đối tác, tập đoàn, nhà thầu xây dựng yên tâm, tin tưởng không đưa vụ việc ra cơ quan tài phán quốc tế.


Đơn vị phản hồi: Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai

Công văn: 4772/UBND - TNMT, Ngày: 09/10/2018

Nội dung trả lời:

  1. về việc thực hiện chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp:

Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 và Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 05/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP; với quán điểm “Doanh nghiệp phát tài, Lào Cai phát triển những năm qua, ƯBND tỉnh Lào Cai đã hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp đầu tư hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động còn có một số doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng và bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân, gây bức xúc cho Nhân dân và dư luận, tiềm ẩn các nguy cơ gây ra các điểm nóng về xã hội,... Trong đó, có dự án mở rộng nhà máy luyện kim màu Lào Cai tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai của Công ty cổ phần Tứ Đỉnh.

  1. Khái quát về dự án mở rộng nhà máy luyện kim màu Lào Cai của Công ty cổ phần Tứ Đỉnh:

2.1 Quá trình tiếp nhận dự án:

Dự án mở rộng nhà máy luyện kim màu Lào Cai tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai trước đây do Công ty cổ phần đầu tư Vidifi làm Chủ đầu tư, được ƯBND tỉnh Lào Cai cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 12 121 000 123 chứng nhận ngày 22/12/2008 với một sô nội dung sau:

  • Mục tiêu của dự án là chế biến sâu khoáng sản để cở được các loại sản phạm cuối cùng bao gồm: Xưởng tuyển chi, kẽm, antimon công suất 5000 tấn/năm (tinh quặng chì kẽm Zn>50%, Pb>50%, Sb>50%). Xưởng hỏa luyện đồng công suât 5000 tấn/năm (đồng thô 98,5%). Xưởng thủy luyện đồng oxít (CuO) công suất 5000 tấn/năm (đồng tinh 99,95% Cu), Xưởng sản xuất Axit sunfuric công suất 35.000. tấn/năm H2SO4 98%. Xưởng lò quay oxit kẽm cổng suất 4.500 tấn/năm bột oxít kẽm 85-90% ZnO (đầu tư giai đoạn 2).
  • Quy mô các loại sản phẩm của dự án:

+ Kim loại màu các loại: 7.820 tấn/năm, bao gồm: Đồng tinh 99,95%: 500 tấn/năm (giai đoạn 1). Đồng thô 98,50%: 5000 tấn/năm (giai đoạn 1: 2.500 tấn/năm). Chì thô 98,00%: 1.570 tấn/năm (giai đoạn 1). Antimon thô 98,00%: 750 tấn/năm (giai đoạn 1).

+ Axit sunfuric 98,00%: 35.000 tấn/năm (giai đoạn 1).

+ Bột oxit kẽm 85-90% ZnO: 4.500 tấn/năm (giai đoạn 2).

+ Tinh quặng chì, kẽm: 5000 tấn/năm (giai đoạn 1:  2.500 tấn/năm).

  • Tiến độ thực hiện dự án

+ Giai đoạn 1 Xây dựng cơ sở hạ tầng từ tháng 12/2008 đến tháng 12/2010

+ Hoàn thành giai đoạn 1 đưa vào hoạt động: Tháng 02/2011.

+ Giai đoạn 2: Từ tháng 03/2011 đến tháng 12/2011.

Ngày 25/4/2011 dự án được UBND tỉnh cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư số 12 121 000 123 ngày 22/12/2008 lần thứ nhất với một số nội dung sau:

  • Điều chỉnh mục tiêu và quy mô của dự án:

+ Mục tiêu của dự án: Xưởng hỏa luyện đồng công suất 10000 tấn/năm (đồng 98%). Xưởng thủy luyện đồng ôxit công suất 500 tấn/năm (đồng tinh 99,95%). Xưởng sản xuất Axit sunfuric công suất 35.000 tấn/năm H2SO4 98%. Xưởng luyện chì, kẽm, antimon thỏi: 5000 tấn/năm. Xưởng điện phân tinh luyện đồng công suất 10.000 tấn/năm (đồng 99,995%). Xưởng tuyển chì, kẽm, antimon công suât 5000 tấn/năm.

+ Quy mô sản phẩm của dự án:

Giai đoạn 1 (từ tháng 12/2012). Đồng tấm dương cực (<98% Cu): 10.000 tấn/năm. Đồng tấm thủy luyện (99,95%): 500 tấn. Axit sunfunc 35.000 tân/năm H2SO4 98%.

Giai đoạn 2 (từ tháng 01/2014): Sản xuất đến sản phẩm đồng tấm tinh luyện (99,995% cù) 10.000 tấn/năm và các sản phấm phụ khác từ đỉện phân tinh luyện (vang,bạc...); Axit Sunfuric 98,00% 35.000 tấn/năm; tinh quặng chì, kẽm 5000 tấn/năm; các kim loại chì, kẽm, antimon thỏi 5000 tân/năm.

- Tiến độ thực hiện dự án:

+ Đền bù giải phóng mặt bằng toàn bộ phạm vi của dự án bao gồm diện tích chiếm dụng để xây dựng nhà máy và vành đai nhà máy xong trước tháng 6/2011. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng toàn bộ nhà máy từ tháng 12/2008 - Tháng 12/2012.

+ về tiến độ sản xuất ra sản phẩm:

Giai đoạn 1 đến tháng 12/2012 sản xuất tới các sản phẩm bao gồm: Đồng tấm dương cực (<98% Cu): 10.000 tấn/năm. Đồng tấm thủy luyện (99,95%): 500 tấn. Axit sunfuric 35.000 tấn/năm 98,00%.

Giai đoạn 2 (từ tháng 01/2014 trở đi): Sản xuất đến sản phẩm bao gồm: Đồng tấm tinh luyện (99,995% Cu): 10.000 tấn/năm và các sản phẩm phụ khác từ điện phân tinh luyện (vàng,bạc...). Axit Sunfuric 98,00% 35.000 tấn/năm; tinh quặng chì, kẽm 5000 tấn/năm. Các kim loại chì, kẽm, antimon thỏi 5000 tấn/năm.

Ngày 26/5/2014 Công ty cổ phần Tứ Đỉnh và Công ty cổ phần đầu tư Vidifi Lào Cai ký hợp đồng số 06/2014/HĐCN/VIDIFI/TĐ chuyển nhượng toàn bộ dự án nhà máy luyện kim màu Lào Cai. Tổng giá trị chuyển nhượng 63.861.000.000 đồng.

Ngàỵ 25/8/2014 UBND tỉnh Lào Cai có Quyết định số 2400/QĐ-UBND về việc chuyển nhượng dự án đầu tư mở rộng nhà máy luyện kim màu Lào Cai tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai từ Công ty cổ phàn đầu tư Vidifi Lào Cai sang Công ty cổ phàn Tứ Đỉnh.

Xét báo cáo số 116/BC-SKH ngày 19/3/2015 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư dự án mở rộng nhà máy luyện kim màu Lào Cai tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Ngày 25/3/2015 UBND tỉnh cho phép điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư số 12.121.000.123 (đã cấp lần đầu ngày 22/12/2008) thay đổi lần thứ hai. Với nội dung điều chỉnh gồm:

  • Điều chỉnh tư cách pháp nhân thực hiện dự án cho Công ty cổ phần Tứ Đỉnh
  • Điều chỉnh về quy mô dự án: Giai đoạn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ bản dự án: Từ tháng 01/2015 đến hết tháng 9/2016, giai đoạn này sản xuất ra các sản phẩm: Bột đồng thủy luyện (99,95% Cu): 2000 tấn/năm; sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất đồng, gồm các loại bột: đồng, chì, kẽm, thiếc, antimon, quặng sắt về viên. Sau khi dự án hoàn thành (từ tháng 10/2016), sản xuất ra các sản phẩm: Đồng tấm tinh luyện (99,95% Cu) 1000 tấn/năm; bột đồng thủy luyện (> 99,95% Cu): 2000 tấn/năm; Axit Sulfuric 98,00% 35000 tấn/năm; các kim loại chì, kẽm, antimon thỏi (hàm lượng kim loại > 95%) 5000 tấn/năm.
  • Điều chỉnh về tiến độ dự án:

+ Tháng 3/2016 hoàn thành xây dựng tất cả hạng mục công trình thuộc dự án gồm: Xưởng sản xuất Axit Sunfuric H2SO4, xưởng hỏa luyện đồng + hệ thống xử lý bụi, xưởng luyện chì, atimon; các bãi thải; bể nước tuần hoàn; xưởng điện phân tinh luyện đồng; xưởng tuyển chì, kẽm và các hạng mục khác.

+ Tháng 9/2016 hoàn thành công tác lắp đặt thiết bị.

+ Trong quá trình đầu tư xây dựng dự án, nhà đâu tư được sử dụng cac hạng mục đã đầu tư để sản xuất ra các sản phẩm: Bột đồng thủy luyện (> 99,95/0 Cu): 2000 tấn/năm; sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất đồng gồm: Các loại bột đồng, chì, kẽm, thiếc, antimon; xỉ sắt vê viên.

+ Tháng 10/2016 hoàn thành dự án, sản xuất ra cấũ sản. phẩm: Đồng tâm tinh luyện (99,95% Cu) 10.000 tấn/năm; bột đồng thủy luyện (> 99,95% Cụ): 2000 tấn/năm; Axit Sulfuric 98% 35.000 tấm/năm; các kim loại chì, kẽm, antimon thỏi (hàm lượng kim loại > 95%) 5000 tấn/năm.

Ngày 15/5/2015 Sở Tài nguyên và Môi trường có Tờ trình số 181/TTr- STNMT gửi UBND tỉnh cho Công ty cổ phần Tứ Đỉnh thuê đất 212.987,0 m2.

Ngày 22/5/2015 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1433/QĐ-ƯBND cho Công ty CP Tứ Đỉnh thuê đất với tổng diện tích là 212.987,0 m2.

2.2Tổ chức thưc hiên dư án:

Trong quá tình đầu tư và hoạt động của dự án nêu trên, Công ty cổ phần Tứ Đỉnh đã được UBND tỉnh tạo mọi điều kiện hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn. Tuy nhiên đến naỵ Công ty vẫn chưa hoàn thành các hạng mục công trình theo Giấy chứng nhận đậu tư, chưa hoàn thành các công .trình, bảo vệ môi trường và. chưa đủ điều kiện đi vào sản xuất.

Trong khi đó, sau khi tiếp nhận dự án, Công ty cổ phần Tứ Đỉnh đã ký hợp đồng mua và nhập nguyên liệu sản xuất là tinh quặng đồng từ các đối tác trong và ngoài nước. Việc làm này tuy không vi phạm quy định của pháp luật về Vinh doanh, nhưng không đúng với mục tiêu, quy mô sản xuất của dự án đã được chấp thuận. Do dự án chưa đầu tư xây dựng xong, chưa đủ điều kiện đi vào sản xuất nên lượng nguyên liệu nhập về bị tồn kho lớn, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trước tình hình đó, Công ty cổ phần Tứ Đỉnh có văn bản đề nghị Bộ Công thương xem xét, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn băng cách cho phép Công ty vừa đầu tư xây dựng, vừa sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trung gian là Sten đồng trên hệ thống lò quay đã lắp đặt xong. Theo văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, ƯBND tỉnh Lào Cai đã có văn bản đồng ý để Công ty cổ phần Tứ Đỉnh sản xuất sten đồng, với tổng khối lượng nguyên liệu là 35.480,62 tấn (giai đoạn từ 2014 - 2018). Tính đến tháng 03/2018, Công ty cổ phần Tứ Đỉnh đã sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Sten đồng vượt khối lượng mà Bộ Công Thương và ƯBND tỉnh Lào Cai chấp thuận là 5.774,316 tấn.

Mặc dù đã được ƯBND tỉnh Lào Cai tạo đỉều kiện tháo gỡ khó khăn, tuy nhiên kể từ khi tiếp quản dự án đến nay Công ty cổ phần Tứ Đỉnh không tập trung nguồn lực để đầu tư, xây dựng các hạng mục dự án theo Giấy chứng nhận đầu tư được cấp. Trong quá trình thực hiện Công ty còn mắc nhiều sai phạm và tồn tại ở tất cả các lĩnh vực, đã được các cơ quan chuyên môn của tỉnh kiểm tra, hướng dẫn và yêu cầu, nhưng Công ty không khắc phục, cụ thể là: Công ty không điều chỉnh chứng nhận đầu tư; tự ý xây dựng một số công trình nhưng không có Giấy phép xây dựng; chưa được thẩm định công nghệ; không chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật vê bảo vệ môi trường (chưa đầu tư đầy đủ các công trình bào vệ môi trường, chưa được xác nhận hoàn thành công trình bào vệ môi trường).

Do hệ thống xử lý môi trường của nhà máy không đạt yêu càu nên tháng 3 năm 2017 nhà máy đã gây ô nhiễm môi trường, làm cho cây cối, hoa màu bị cháy lá, dứa bị thối quả, gây thiệt hại cho Nhân dân địa phương, Công tỵ cổ phần Tứ Đinh đã bị xử lý vi pham hành chính vói số tiền 100 triệu đồng và yêu cầu phải bồi thường thiệt hại cho Nhân dân với tri giá trên 2,6 tỷ đồng (Quyết định sổ 45/QĐ-XPHC ngày 26/4/2017 của Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi frường). Sau sự cố nêu trên, Công ty đã chấp hành nộp phạt và bồi thường đầy đủ cho người dân.

Từ tháng 12/2017 đến tháng 3/2018, UBND tỉnh liên tục nhận được phản ánh kiến nghị của Nhân dân xã Bản Lầu đối với hoạt động của Nhà máy ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động sản xuất của Nhân dân làm cây cối, hoa màu bị cháy, táp lá và dứa bị thối quả và đề nghị ƯBND tỉnh dừng hoạt động và di chuyển nhà máy và đỉnh điêm là ngày 06/3/2018 hơn 100 hộ dân đã tập trung tại Trụ sở tiếp công dân của UBND tỉnh để được đối thoại với tỉnh về việc nhà máy luyện kim màu Lào Cai hoạt động làm ảnh hưởng đến cây trồng của Nhân dân và trực tiếp Chủ tịch UBND tính Lào Cai đối thoại với Nhân dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân. Tiếp theo trong ngày 10/3/2018 và ngậy 20/3/2018, hợn 100 hộ dân kéo đến cổng nhà mắy luyện kim màu Lấo Cai để phản đối việc nhà máy vẫn hoạt động. Ngoài ra, một bộ phận Nhân dân đã kéo về các cơ quan Trung ương để khiếu nại với tình tiết đông người, phức tạp,... gây mất trật tự, an toàn xã hội.

Trước tình hình phức tạp nêu trên, ƯBND tỉnh Lào Cai đã có nhiều văn bàn yêu cầu dừng hoạt động, nhưng Công ty không chấp hành (cụ thể ƯBND tinh đã có các vân bản: Thông báo số 416/TB- VP UBND ngày 24/11/2017 của Văn phòng ƯBND tình về kết luận của đồng chí Lê Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 23/11/2017 về việc giải quyết một phần quặng tồn, đánh giá hiệu quả hoạt động hệ thống xử lý khí thải nhà may luyện kim màu Lào Cai, Văn bản số 3126/UBND- TNMT ngày 04/7/2017 về việc tạm dừng hoạt động của nhà máy luyện kim màu Lào Cai; Văn bản số 383/UBND-TNMT ngày 30/01/2018 về việc tạm dừng hoạt động của nhà máy luyện kim màu Lào Cai).

Để đảm bảo tình hình an ninh, trật tự và giải quyết kiến nghị của Nhân dân, ƯBND tỉnh, đã ban hành Quyết định 711/QĐ-UBND ngày 07/3/2018 về việc đình chỉ hoạt động sản xuất nhà máy luyện kim màu Lào Cai tại km 14+500, đường Quốc lộ 4D, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tĩnh Lào Cai và Quyết định số 1488/QĐ-ƯBND ngày 18/5/2018 của UBND tỉnh về việc ngừng hoạt động sản xuất Sten đồng tại dự án mở rộng nhà máy luyện kim màu Lào Cai tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương.

UBND tĩnh Lào Cai chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan xác định nguyên nhân hiện tượng cây côi, hoa màu bị cháy, táp lá và dứa bị thối quả. Qua kết quả lấy mẫu đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Viện môi trường nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn, xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng cây cối, hoa màu bị cháy, táp lá và dứa bị thối quả tại khu vực xã Bản Lầu, huyện Mường Khương là do tác động của lắng đọng Axit H2SO4, Cu++ va khi SO2 theo kết quả báo cáo của Tổ công tác được UBND tỉnh thành lập tại Quyêt định số 773/QĐ- UBND ngày 13/3/2018 thì ngoài 02 thời điểm UBND tỉnh cho phép công ty sản xuất, thì từ ngày 01/5/2017 đến hết tháng 01/2018, Công ty cổ phần Tứ Đỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất Sten đồng, ngoài ra Công ty còn vận hành lò đứng để sản xuất quặng sắt về viên, dây truyền này chỉ có thiết bị thu bụi, chưa có công trình, biện pháp xử lý khí thải, chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định phê duyệt (Báo cáo số 138/BC.TCT ngày 03/5/2018 của Tổ công tác theo Quyết định số 773). Từ báo cáo xác định nguyên nhân của Sở Nông nghiệp và PTNT và báo cáo của Tổ công tác 773/QĐ-ƯBND, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có kết luận số 1489/KL-STNMT ngày 25/7/2018, trong đó chủ thể phát sinh ra chất thải (Axit H2SO4, Cu+ và khỉ SO2) làm cây cối hoa màu bị cháy, táp lá và dứa bị thói quả là do nhà máy luỵện kim màu Lào Cai - Công ty cổ phần Tứ Đỉnh làm Chủ đầu tư đã gây thiệt hại về cây trồng của 317 hộ dân tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tổng số tiền thiệt hại là 14.241.297.189 đồng. Trên cơ sở kểt luận cua Sở Tài nguyên và Môi trường ngày 30/7/2018 UBND tỉnh đã tổ chức họp báo công bố kết quả xác định nguyên nhân và chủ thể phát sinh chất thải làm cây cối hoa màu bị cháy, táp lá và dứa thối quả của nhân dẫn xã Bản Lầu, huyện Mường Khương.

Trong khi chờ giải quyết sự việc trên, để đảm bảo tình hình an ninh trật tự và ổn định đời sống cho các hộ bị ảnh hưởng, UBND tỉnh đã đồng ý cho UBND huyện Mường Khương tạm vay kinh phí từ Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai để chi trả các thiệt hại cho Nhân dân với tổng số tiền đã chi trả là 14.241.297.189 đồng.

Mặc dù, các cơ quan chuyên môn đã tiến hành kiểm tra, lấy và phân tích mẫu, thu thập các chứng cứ, số liệu để kết luận, quy trách nhiệm và đưa ra biện pháp giải quyết sự cố một cách trung thực, khách quan, khoa học,... Tuy nhiên, cho đến nay, Công ty cổ phần Tứ Đỉnh tiếp tục gửi đơn khiếu nại, khiếu kiện đến các cơ quan trong tỉnh và Trung ương để thoái thác trách nhiệm.

  1. về các khiếu nại của Công ty cổ phần Tử Đỉnh:

3.1 Liên quan đến khiếu nại Quyết định số 711/QĐ-ƯBND ngày 07/3/2018 của ƯBND tỉnh về việc đĩnh chỉ hoạt động sản xuất nhà máy luyện kim màu Lào Cai tại km 14+500, đường Quốc lộ 4D, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào cai và quyết định số 1488/QĐ - UBND ngày 18/5/2018 của UBND tỉnh về việc ngừng hoạt động sản xuất Sten đồng tại dự án mở rộng nhà máy luyện kim màu Lào cai tại xã bản Lầu, huyện Mường khương.

UBND tỉnh đã chỉ đạo giải quyết các khiếu nại của Công ty cổ phần Tứ Đỉnh theo đúng trình tự quy đinh: Giao cho cơ quan thanh tra tỉnh thực hiện giải quyết khiếu nại và thường trực UBND tỉnh lào cai đã tổ chức đối thoại với Công ty, nhưng công ty cổ phần Tứ Đỉnh không đồng ý với quan điểm giải quyết của tỉnh về việc quyết đinh ngừng hoạt động sản xuất sten tại Nhà máy luyện kim màu Lao Cai, với lý do chính sau: Công ty vẫn cho rằng Quyết định ngừng hoạt động sản xuất Sten đồng tại Nhà máy luyện kim màu Lào Cai là không đúng quy định, Quyết định số 1488/QĐ-UBND là quyết định xử lý vi phạm hành chính.

3.2 về kiến nghị liên quan đến tranh chấp đất đai:

3.2.1 Quá trình triển khai, chuyển nhượng dự án và cho thuê đất:

  • Tháng 6 năm 2004, Công ty cổ phần xây dựng xuất nhập khẩu Thăng Long được UBND tỉnh cho thuê đất để thực hiện dự án xây dựng Nhà máy luyện kim màu tại Quyết định số 1573/QĐ-CT ngày 23/6/2004, tồng diện tích. 30 0 ha
  • Tháng 3/2008, Công ty cổ phần xây dựng xuất nhập khẩu Thăng Long chuyển nhượng dự án cho Công ty TNHH xây lap Cương Lĩnh và được UBND tỉnh cho thuê đất tại Quyết định số 512/QĐ-UBND ngày 07/3/2018 và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AK 981666 ngày 07/3/2008. Diện tích điều chỉnh lại còn 21,3 ha.
  • Tháng 9/2008, Công ty TNHH xây lắp Cương Lĩnh chuyển nhượng dự án cho Công ty cổ phần đầu tư VIDIFI Lào Cai và được UBND tỉnh cho thuê đất tại Quyết định số 2415/QĐ-UBND ngày 01/9/2008 và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AK 824721 ngày 01/9/2008.
  • Năm 2015 Công ty cổ phần đầu tư VIDIFI Lào Cai chuyển nhượng dự án cho Công ty cổ phàn Tứ Đỉnh và được UBND tỉnh Lào Cai cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BY 086250 ngày 16/6/2015.

3.2.2. về Công tác giải phóng mặt bằng dự án:

Việc giải phóng mặt bằng và phê duyệt cho các chủ đâu tư (Công ty cổ phần xây dựng xuất nhập khẩu Thăng Long, Công ty TNHH XL Cương Lĩnh và Công ty CP đầu Tư VIDIFI Lào Cai) thuê đất được thực hiện theo Luật Đất đai năm 2003 (theo khoản 3 Điều 122 Luật Đất đai năm 2003) đối với trường hợp đất được Nhà nước giao, cho thuê nhưng chưa giải phóng mặt bằng, thì sau khi có Quyết định, giao đất, cho thuê đất, UBND cấp huyện có trách nhiệm tồ chức thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định.

Tuy nhiên, từ trước đến nay các chủ đầu tư và UBND huyện Mường Khương mới chi giải phóng mặt bằng được 6,22 ha (phần diện tích đã xây dựng nhà máy và các công trình phụ trợ khác) phần diện tích đất còn lại 15,08 ha đã giao đất cho dự án nhưng chưa giải phóng mặt bằng và các hộ gia đình, cá nhân vẫn đang sử dụng.

Do Công ty cổ phần Tứ Đỉnh vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng theo hình thức thỏa thuận, nên UBND tỉnh đã có Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 31/08/2016 thành lập Tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (Tổ cổng tác do đồng chí Đinh Trọng Khôi - Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương làm Tổ trưởng, đồng chí Lê Ngọc Dương - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường làm Tổ phó, có trách nhiệm nghiên cứu, hướng dẫn và giúp đỡ Công ty CP Tứ Đỉnh thực hiện công tác GPMB). Tồ đã họp bàn hướng giải quyết, theo đó ƯBND huyện Mường Khương, ƯBND xã Bản Lầu thuê đơn vị tư vấn đo đạc, thống kê phần diện tích đat chưa GPMB 15,08 ha của 13 hộ gia đình (trong đó: Đất trồng lúa: 0,19 ha Đất trồng cây hàng năm: 2,86 ha; Đất trồng cây lâu năm: 4,19 ha; Đất nuôi trồng thủy sản: 0,24 ha; Đất rừng sản xuất: 7,60 ha).

Đồng thời tiến hành áp giá bồi thường tại thời điểm tháng 6/2016 với tổng số tiền là: 6.020.446.824 đồng (trong đó: Giá trị về đất: 1.273.662.900 đồng; Giá trị vi tài sản, hoa màu trên đất: 825.788.774 đồng' Hỗ trợ chuyển đồi nghê nghiệp, tìm kiếm việc làm: 3.641.995.150 đồng; Hỗ trợ ổn định sàn xuất: 279.000.000 đồng).

Theo kết quả thống kê, kiểm đếm, UBND huyện Mường Khương đã chỉ đạo tổ chức họp lấy ý kiến và được các hộ dân có đat thu hồi đồng ý, thống nhất phương án và giá đên bù. Tuy nhiên, do thời gian tổ chức chuyển tiền để chi trả cho người dận triển khai chậm và bị kéo dài; trong quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đã xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại về hoa màu của các hộ dân xung quanh nhà máy, tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp nên UBND tỉnh đã ban hành quyết định ngừng hoạt động sản xuất Sten đồng tại dự án và việc giải phóng mặt bằng vẫn không giải quyết được.

3.2.3 về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 04 hộ gia đình, cá nhân chồng chéo với phân diện tích đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Nhà máy luyện kim màu:

Qua xem xét hồ sơ dự án cho thấy, từ năm 2007 đến năm 2011, UBND huyện Mường Khương đã phê duyệt giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

  • cho 04 hộ gia đình,cá nhân với- diện tích Ià 3,07 ha thuộc diện tích đất đã: cấp Giấy- chứng nhận quyền sử dụng đất cho dự án Nhà máy luyện kim màu(trong phạm vi 15,08 ha chưa GPMB). Mặc dù có sự chồng chéo trên hồ sơ giấy tờ, nhưng không làm ảnh hưởng đến trình tự, thủ tục và giá trị bồi thường và giải phóng mặt bằng vì nếu giải phóng mặt bằng thì sẽ thu hồi việc cấp chồng lấn trên,

3.3 về kiến nghị bồi thường thiệt hại tài chính và tổ chức làm việc trưc tiếp với các đối tác của Công ty:

Dự án đầu tư mở rộng nhà máy luyện kim màu Lào Cai, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương của Công ty cổ phần Tứ Đỉnh đến nay chưa đủ điều kiện đi vào sản xuất, nhưng Công ty vẫn cố tình đưa vào hoạt động, gây ô nhiễm môi trường. Do đó, ƯBND tỉnh Lào Cai ban hành các Quyết định 711/QĐ-UBND ngày 7/3/2018 và 1488/QĐ-UBND ngày 18/5/2018 về việc ngừng hoạt động sản xuất Sten đồng của dự án này là đúng quy định và không gây thiệt hại như Công ly cổ phần Tứ Đỉnh khiếu nại.

Các vướng mắc liên quan đến đất đai và giải phóng mặt bằng, UBND tỉnh Lào Cai đã chi đạo và có biện pháp tháo gỡ; đã thực hiện xong công tác thống kê, áp giá, họp dân để thống nhất chi trả. Tuy nhiên, do Công ty chưa bố trí kinh phí chi trả cho người dân nên chưa làm xong công tác giải phóng mặt bằng.

Theo hồ sơ của dự án không có bất kỳ nội dung nào liên quan đên yếu tố nước ngoài, vì vậy ý kiến phản ảnh của Công ty về vấn đề này là không có cơ sở và không liên quan đến dự án tại Lào Cai.

Trong khoảng thời gian từ khi Công ty cổ phần Tứ Đừih tiếp quản dự

hôi phục, sinh trưởng và phát triển bình thường, Nhân dân không có ý kiến phản ánh.

  1. Một số nội dung tỉnh Lào Cai triển khai thực hiện trong thời gian tới:

Hoàn thiện hồ sơ xử lý vi phạm hành chính, yêu cầu Công ty cổ phần Tứ Đỉnh chịu trách nhiệm hoàn ừả số tiền 14.241.297.189 đồng, huyện Mường Khương đã vay Quỹ Bảo vệ Môi trường tỉnh đê chi trả tiên bôi thường thiệt hại cho người dân.

Rà soát, thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động đầu tư dự án mở rộng nhà máy luyện kim màu Lào Cai nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Xem xét, giải quyết các nội dung phát sinh đối với phần diện tích đất (15,08 ha) đã giao đất cho dự án nhưng chưa giải phóng mặt bằng, hiện các hộ gia đình, cá nhân vẫn đang sử dụng và chồng chéo với phần diện tích đất làm đường ra biên giới từ Quốc lộ 4D - thôn Nậm Siu.

Tiếp tục xem xét, giải quyết những khiếu nại, đề nghị của Công ty cổ phần Tứ Đỉnh theo quy đinh.

UBND tình Lào Cai sao gửi các tài liệu cỏ quan đến dự án đầu tư mở rộng nhà máy luyện kim màu Lào Cai do Công ty cổ phần Tứ Đỉnh làm Chủ đầu tư trong Phụ lục kèm theo:

Trên đây là nội dung giải quyết các ý kiện, kiến nghị, khiếu nại của Công ty cổ phan Tứ Đỉnh liên quan đến dự án đầu tư mở rộng nhà máy luyện kim màu Lào Cai tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương. UBMD tỉnh Lào Cai báo cáo Văn phòng chính phủ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để tổng hợp báo cáo Thủ tưởng Chính phủ.

Ý kiến bạn đọc (0)